Chi Tiết Về Tép Ong - Cách Chăm Sóc Cho Người Mới Bắt Đầu

Chi Tiết Về Tép Ong – Cách Chăm Sóc Cho Người Mới Bắt Đầu

Tép Ong là một tép rất được những người chơi tép cảnh yêu thích với màu sắc sặc sỡ lại còn đa dạng chủng loại. Bạn đang có ý định nuôi và đang tìm hiểu về loài tép cảnh này? Hello Thú Cưng xin cung cấp những thông tin tổng quan về loài tép này cho bạn thông qua bài viết sau. 

Nguồn gốc và đặc điểm của Tép Ong

Tép Ong có tên khoa học là Caridina cantonensis được tìm thấy ở Trung Quốc vào năm 1938.

Hiện nay, tép Ong có nhiều loại khác nhau với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, đen, vàng. Ắt hẳn nhiều người thắc mắc tại sao loài tép này có tên là tép Ong thì HelloThuCung xin giải đáp như sau: Vì trên mình của loài tép này có các khoang màu tương tự những con ong nên được gọi là tép Ong.

Các loại Tép Ong

Tép Ong đỏ

Tép Ong đỏ còn được biết đến với các tên khác như Red Bee Shrimp hay Pure Red Line, đây là loài rất đẹp cũng như phổ biến nhất hiện nay với những khoang đỏ, trắng với kích thước từ 2.5 – 3cm, hiện nay có giá từ 30.000 – 40.000 đồng/con.

Loại tép này được đánh giá là tương đối khó nuôi nên không phù hợp với những người mới chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu muốn nuôi được loài tép này thì người nuôi cần để ý các điều kiện sau để cho tép phát triển tốt:

  • Nhiệt độ tối ưu: 21 – 23ºC
  • pH lý tưởng: 6.6 – 6.9
  • Độ cứng của nước: 4 – 6
  • Độ kiềm của nước: 0 – 1

Tép Ong đen

Chi Tiết Về Tép Ong - Cách Chăm Sóc Cho Người Mới Bắt Đầu

Là loại tép cảnh được biết đến với tên Pure Black Line được lai tạo từ Trung Quốc, có đặc điểm hình thái tương tự tép Ong đỏ nhưng khác biệt ở những đường vằn chỗ đen chỗ trắng. Màu đen thể hiện cho sự mê hoặc và quyến rũ nên rất thu hút nhiều người chơi tép cảnh.

Khi nuôi bất cứ loài vật nào cũng cần quan tâm đến điều kiện phát triển của chúng, với tép Ong đen thì người nuôi cần lưu ý:

  • Nhiệt độ tối ưu: 23 – 25ºC
  • pH lý tưởng: 5.8 – 6.8
  • Độ cứng của nước: 3 – 6
  • Độ kiềm của nước: 0 – 1

Tép Ong vàng

Chi Tiết Về Tép Ong - Cách Chăm Sóc Cho Người Mới Bắt Đầu

Sở hữu những đường kẻ sọc đậm nhạt xen kẽ lẫn nhau và chạy vòng quanh thân tép nhưng thu hút người xem nhất có thể kể đến lớp vàng ánh kim ở phía lưng tép. Nhưng với dòng này thì khi nhìn vào rất khó nhận ra chúng thuộc dòng tép Ong bởi những đường sọc trên thân chúng tương đối mờ nhạt, khó nhìn.

Điều kiện để nuôi tép Ong vàng phát triển tốt mà bất cứ người nuôi nào cũng phải lưu tâm cụ thể như sau:

  • Nhiệt độ tối ưu: 18 – 28ºC
  • pH lý tưởng: 6.5 – 7.2
  • Độ cứng của nước: 4 – 7
  • Độ kiềm của nước: 0 – 1 

Tép Ong Huế

Như cái tên của nó đã thể hiện nơi phát hiện ra chúng, chúng được tìm thấy ở miền Trung Việt Nam. Đây là loại tép rất đẹp và hiếm với giá thành cao lại còn khó nuôi vì thế những đối tượng chọn tép Ong Huế đều là những người chơi tép lâu năm. Khi nhìn vào thì người xem sẽ lập tức nhận ra được chúng bởi vạch trắng trên đầu. 

Vì sự khó nuôi của loại tép này mà người nuôi cần tuân thủ các điều kiện sau để nuôi tôm phát triển một cách tốt nhất cụ thể:

  • Nhiệt độ tối ưu: 22 – 25ºC
  • pH lý tưởng: 6.2 – 7.2
  • Độ cứng của nước: 6 – 8
  • Thường xuyên thay nước 

Cách nuôi Tép Ong phát triển sống khỏe

Hồ tép, nhiệt độ, ánh sáng

Chi Tiết Về Tép Ong - Cách Chăm Sóc Cho Người Mới Bắt Đầu
Người nuôi nên chọn những bể có dung tích 40l

Hồ tép

Tép Ong là một loài động vật nhỏ nên không yêu cầu kích thước bể quá lớn mà chỉ cần khoảng 20l, thậm chí còn có thể ít hơn nhưng không khuyến khích những người mới nuôi thực hiện.

Vì thế, tối ưu nhất thì người nuôi nên chọn những bể có dung tích 40l. Đây được xem là lượng nước đủ nhiều để ổn định các thông số của nước, tránh khi thay nước lượng nước mất đi quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tép.

Nhiệt độ

Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng với sự phát triển của tép, nhiệt độ tối ưu nhất nằm trong khoảng 20 – 24ºC. Nhưng tép Ong vẫn có khả năng sống ở các nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn mức tối ưu, tuy nhiên không nên chênh lệch quá nhiều. 

Người nuôi cũng cần lưu ý một điều quan trọng rằng nhiệt độ cao sẽ làm tăng tốc độ trao đổi chất cũng như sinh sản của sinh vật nhưng cũng đồng thời làm giảm tuổi thọ của chúng.

Ánh sáng

Với nhiều loại động vật khác thì ánh sáng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của những sinh vật này nhưng tép Ong là một ngoại lệ khi ánh sáng không quan trọng với chúng. Người nuôi cần chú ý đến ánh sáng sao cho phù hợp với các loài cây thủy sinh trong bể.

Chi Tiết Về Tép Ong - Cách Chăm Sóc Cho Người Mới Bắt Đầu
Nhiệt độ trong bể dao động từ 20 – 24ºC

Môi trường sống

Như đã nói trên, người nuôi nên nuôi tép Ong ở bể có dung tích 40l, nhiệt độ trong bể dao động từ 20 – 24ºC, ánh sáng không ảnh hưởng nhiều đến tép Ong. Ngoài các điều kiện trên thì người nuôi cũng cần quan tâm thêm các điều kiện như sau:

  • Độ pH nước hơi acid dao động từ 6 – 6.8
  • Độ cứng của nước với KH từ 0 – 2 và GH từ 3 – 6.
  • Chất lượng nước rất quan trọng, người nuôi không được sử dụng nước máy mà phải sử dụng loại nước RO/DI
  • Người nuôi nên thả thêm ít tảo và cây thủy sinh vào trong bể để giúp tép Ong có chỗ ẩn náu khi vào giai đoạn thay vỏ.

Sinh sản Tép Ong

Ở tép, quá trình sinh sản khác biệt với cá. Ở tép, sau khi giao phối sẽ xảy ra hiện tượng tép ôm trứng, quá trình ôm trứng của tép thường diễn ra trong 24h. Thông thường sau 1 tháng ấp trứng thì trứng sẽ nở.

Nhưng không phải lúc nào cũng đúng 1 tháng thì trứng sẽ nở, người nuôi có thể nhận biết thời gian nở thông qua nhìn sự thay đổi của trứng theo thời gian. Có những trứng khi sắp nở người nuôi sẽ thấy sự di chuyển của chúng hoặc thấy mắt tép con.

Thức ăn cho Tép Ong

Chi Tiết Về Tép Ong - Cách Chăm Sóc Cho Người Mới Bắt Đầu
Thức ăn chuyên biệt dành cho tép bổ sung dinh dưỡng

Thức ăn

Tép Ong là một loài ăn tạp nên chúng có thể ăn bất cứ thứ gì chúng tìm thấy ở trong bể từ xác thối, tảo…Bên cạnh đó, để Tép Ong có đầy đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh thì người nuôi cũng cần bổ sung thêm cho chúng những thức ăn chuyên biệt dành cho tép hiện đang được bán rất nhiều trên thị trường.

Ngoài ra, cũng cần cung cấp các thức ăn có nguồn gốc từ tự nhiên như lá và rau chần ví dụ như cà rốt, rau mầm, dưa chuột, bí xanh…giúp chúng có đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết để dễ dàng lột xác.

Tép Ong rất phàm ăn vì thế người nuôi nên để ý chỉ nên cho ăn một lượng thức ăn vừa phải, tránh cho Tép quá no.

Chế độ cho ăn

Chế độ cho ăn là một trong những điều rất quan trọng vì nó không những quyết định sự phát triển mà nếu chế độ ăn không hợp lý còn dễ gây bệnh cho tép. Vì thế, người nuôi chỉ nên cho tép Ong ăn một ngày một lần hoặc trong 2 – 3 ngày cho ăn một lần khi bể đã ổn định.

Việc cho ăn quá nhiều không hề có một chút lợi ích nào mà chỉ toàn thấy tai hại mà thôi cụ thể như:

  • Thức ăn thừa sẽ gây đục nước ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng 
  • Thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh dễ làm cá bị bệnh từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cá như Scutariella japonica, Planaria, Vorticella, bệnh nấm xanh. Đây đều là những vấn đề nghiêm trọng nếu không phát hiện kịp thời.
  • Khi thức ăn thừa phân hủy thì sẽ làm mất cân bằng hóa học như pH, nhiệt độ…

Tép Ong nuôi chung với cá nào?

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người nuôi thắc mắc vì nếu ghép không hợp lý thì tép rất dễ bị những con cá nuôi chung ăn mất. Vậy những giống cá phù hợp để nuôi chung với tép Ong gồm có:

  • Cá Neon: Cá này sống ở tầng nước giữa trong khi tép sống ở tầng đáy
  • Cá Guppy ( cá bảy màu): Tương tự như cá Neon
  • Cá Otto: Loài cá này bản tính hiền lành, ăn rêu trong bể, kích thước nhỏ
  • Cá trực thăng: Tương tự như cá Otto
  • Cá Chuột Sao: Kích thước nhỏ

Lưu ý cần biết để nuôi Tép Ong khỏe mạnh

Để tép Ong khỏe mạnh thì cần phải xây dựng cho chúng một môi trường sống phù hợp và lành mạnh như:

  • Đảm bảo nước luôn phải sạch bằng cách thay nước thường xuyên định kỳ, pH trung bình từ 5 – 8, độ cứng nước từ 1 – 6
  • Nhiệt độ luôn giữ trong ngưỡng thích hợp cho tép phát triển, thường thì từ 22 – 24ºC, với những con tép đang trong thời kỳ sinh sản thì cần nhiệt độ cao hơn bình thường từ 1 – 2ºC. Tuyệt đối không nâng nhiệt độ lên quá cao vì ở nhiệt độ cao làm cho sức sống của cá kém và không sinh sản được.
  • Sử dụng lọc đáy kết hợp cùng lọc thác treo để nước trong bể sạch sẽ hơn, đảm bảo sức khỏe cho tép.
  • Cho tép ăn đầy đủ nhưng không cho ăn quá no, kết hợp nhiều loại thức ăn để tép luôn đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, người nuôi cũng nên bổ sung các khoáng chất cho cá như: Montmorillonite, canxi.
Chi Tiết Về Tép Ong - Cách Chăm Sóc Cho Người Mới Bắt Đầu
Cho tép ăn đầy đủ nhưng không cho ăn quá no

Bệnh thường gặp ở Tép Ong

Cũng như bất kỳ loài nào, nếu không được nuôi đúng cách thì đều rất dễ mắc bệnh và tép Ong cũng không ngoại lệ. Vậy các bệnh thường gặp ở tép Ong gồm có: 

Vorticella

Đây là loại ký sinh trùng giống như nấm trắng và phát triển trên vỏ tép. Nếu không điều trị kịp thời thì những con tép dính Vorticella sẽ bị chết. Nguyên nhân nhiễm bệnh thường do người nuôi cho ăn quá nhiều, thức ăn thừa sẽ thúc đẩy Vorticella phát triển.

Muối chuyên dùng ( API Aquarium Salt) có khả năng tiêu diệt Vorticella.

Nhiễm khuẩn

Đây là một bệnh rất khó chẩn đoán với các biểu hiện như chết không rõ nguyên nhân, mất chân hay râu, hở mang, hở đầu, mất màu nặng.

Với loại bệnh này thì có nhiều cách để khắc phục tuy nhiên tối ưu là sử dụng H2O2 3% hoặc Chloramphenicol 250mg

Hoại tử

Tép được xác định là hoại tử khi có các biểu hiện như thịt dưới vỏ chuyển sang màu trắng hoặc trắng đục ( hoại tử cơ) với các nguyên nhân như:

  • Chỉ số nước không phù hợp như pH không phù hợp, thiếu oxy hòa tan…
  • Nhiễm khuẩn
  • Ký sinh trùng Myxosporidia
  • Thiếu dinh dưỡng

Khi phát hiện tép bị hoại tử, cần cách ly những con bị bệnh ngay và tiến hành thay nước hàng ngày kết hợp với Baytril để chữa bệnh

Giá Tép Ong và địa chỉ mua chất lượng và uy tín

Tùy theo thời điểm cũng như loài tép Ong thì giá của chúng sẽ có sự biến động nhưng nhìn chung trung bình vào khoảng 15.000 – 20.000 đồng/ con

Ai khi đi mua hàng cũng luôn mong muốn chọn lựa được những món hàng uy tín, chất lượng nhưng lại không biết nên mua ở đâu. Thấu hiểu nhu cầu đó của bạn, Hello Thú Cưng xin giới thiệu một số shop bán tép Ong uy tín tại TP.HCM như:

  • Tép màu quận 3: 237/128 Trần Văn Đang, phường 11, quận 3
  • Dogily Petshop: 171 Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua: Đường TA20, phường Tân Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Lời kết

Tép Ong với màu sắc sặc sỡ, đa dạng không chỉ thích hợp để làm cảnh mà còn góp phần làm sạch bể thủy sinh nên rất được những người chơi tép cảnh ưa chuộng. Mong rằng qua bài viết trên, HelloThuCung đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về giống tép cảnh này.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, cứ để lại câu hỏi Hello Thú Cưng sẽ nhanh chóng giải đáp giúp bạn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top