Tìm hiểu về Tép Cam và cách nuôi tép cam phát triển sống khỏe

Tìm hiểu về Tép Cam và cách nuôi tép cam phát triển sống khỏe

Tép cam là một trong những loại tép cảnh thông dụng và được ưa chuộng nhất hiện nay bởi vẻ đẹp của loại tép này rất thu hút và làm nổi bật chiếc hồ thủy sinh. Trong bài viết này, Hello Thú Cưng sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về tép cam và cách nuôi tép phát triển sống khỏe. 

Nguồn gốc và đặc điểm của tép cam

Tép cam có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan và có tên khoa học là Neocaridina davidi var. Orange. Chúng có màu cam ánh kim rất bắt mắt cùng với một số biến thể có màu sắc từ vàng cam đến đỏ cam. 

Tìm hiểu về Tép Cam và cách nuôi tép cam phát triển sống khỏe
Chúng có màu cam ánh kim

Tép cam là một dòng tép cảnh có độ ổn định màu tốt và có sức sống cao, dễ thích nghi với môi trường sống và khả năng sinh sản nhanh, phát triển tốt.

Tép cam được nhiều người chơi thủy sinh ưa chuộng bởi chúng có đặc tính hiền lành, hòa đồng, kích thước nhỏ. Chúng sẽ làm nhiệm vụ loại bỏ tảo, diệt rêu trong bể. 

Cách nuôi tép cam phát triển sống khỏe

Hồ tép, nhiệt độ, ánh sáng

Hồ tép

Tìm hiểu về Tép Cam và cách nuôi tép cam phát triển sống khỏe
Hồ nên có diện tích khoảng 30 – 60cm2

Bạn nên chọn hồ có kích thước không quá nhỏ, tốt nhất là hồ có diện tích khoảng 30 – 60cm2. Với bể có kích thước như vậy, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được chất lượng nước, vì chất lượng của nước gây ảnh hưởng đến màu sắc cũng như sức khỏe của tép.

Nhiệt độ

Với các loại tép cảnh thủy sinh, nhiệt độ của nước trong bể không được quá nóng hoặc quá lạnh. Với loại tép cam này, nhiệt độ để nuôi trong khoảng 22 – 28oC, tốt nhất là 22 – 24oC. 

Tuy nhiên, trong thời kỳ sinh sản của tép cam, cần duy trì bể ở nhiệt độ cao hơn khoảng 1 – 2oC, phù hợp nhất là 25oC. Vì khi nhiệt độ càng thấp, lượng oxy trong nước sẽ tăng lên, giúp cho tép con dễ sống hơn. Với nhiệt độ quá cao, tép sẽ không đẻ trứng và dễ bị phai màu. 

Ánh sáng

Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố giúp cho tép cam lên màu đẹp hơn, giúp vỏ tép nhanh cứng hơn trong quá trình lột vỏ. Đặc biệt, sẽ giúp cho bạn dễ dàng quan sát vẻ đẹp của tép.

Vì vậy, bạn nên trang bị những loại đèn có ánh sáng thích hợp để duy trì ánh sáng cho bể cá. Những loại đèn này, bạn có thể dàng tìm mua tại các cửa hàng bán cá cảnh.

Môi trường sống

Tìm hiểu về Tép Cam và cách nuôi tép cam phát triển sống khỏe
Phải sử dụng nước sạch, không nhiễm hóa chất hay có mùi hôi, mùi lạ.

Ngoài các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng, thì môi trường sống cũng là một yếu tố quan trọng quyết định độ đẹp của tép. Với tép cảnh, chúng rất nhạy cảm với môi trường, để có một đàn tép cam đẹp, bạn cần lưu ý những điều kiện sau:

  • Phải sử dụng nước sạch, không nhiễm hóa chất hay có mùi hôi, mùi lạ.
  • Nước có độ pH 6.2 – 7.5 , độ cứng khoảng 3 -15. Tốt nhất là duy trì bể ở pH 7.2, độ cứng lý tưởng là 8.
  • Thay nước 1 lần/tuần. Làm sạch các chất bẩn dưới bể, và thay ⅓ lượng nước trong bể.

Sinh sản của tép cam

Việc sinh sản của tép cam cũng giống với đại đa số các loại tép cảnh khác. Khi đến mùa sinh sản, bạn chỉ cần duy trì nhiệt độ nước khoảng 23 – 25oC, pH từ 6 – 7.5 là chúng có thể sinh sản và phát triển bình thường.

Tép cam có tập tính sinh sản giống với Tép ong đỏ, mỗi lần sinh sản, chúng sẽ ôm khoảng 20 – 30 trứng, thời gian mang thai khoảng 30 ngày.

Tép cam không cần thời gian bơi, mà đẻ trực tiếp. Khi trứng chuyển sang màu sẫm hơn và xuất hiện những chấm đen, đó chính là dấu hiệu tép con sẽ nở trong vài vài ngày.

Để đàn tép con sinh ra có chất lượng tốt, bạn cần bổ sung dinh dưỡng thích hợp cho chúng sau khi tép cam mẹ ấp trứng xong. Bạn nên cho vào bể nhiều loại rong rêu hơn để làm thức ăn cho đàn tép trong giai đoạn này.

 Thức ăn cho tép cam

Tìm hiểu về Tép Cam và cách nuôi tép cam phát triển sống khỏe
Tép cam sẽ ăn các loại rêu, tảo và những tạp chất có lợi có trong nước

Tép cam thường ăn gì? Có khó cho ăn hay không? Bạn yên tâm nhé, tép cam cũng tương tự những loại tép cảnh khác. Chúng ăn tạp và được mệnh danh là chất tẩy rửa bể cá. 

Tép cam sẽ ăn các loại rêu, tảo và những tạp chất có lợi có trong nước. Ngoài ra, dưới đáy bể hồ thủy sinh, thường có các chất nền chuyên dụng, tép cam sẽ ăn những chất có trong bùn này để phát triển. 

Bạn cũng có thể bổ sung thêm các thức ăn tự nhiên ở bên ngoài như rau củ luộc, lá bàng, lá dâu tằm khô hoặc các loại thực phẩm tổng hợp nhằm tăng cường chất dinh dưỡng cho tép.

Tham khảo thêm: Top các loại thức ăn cho Tép Cảnh

Tép cam nuôi chung với loại cá nào?

Sau khi có được thông tin về loại tép cam này, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng tép cam có thể nuôi chung được với loại cá nào? Cần lưu ý điều? 

Đầu tiên, khi nuôi tép chung với các loại cá, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Tạo nơi trú ẩn cho tép, vì tép có kích thước nhỏ, dễ dàng là miếng mồi ngon cho cá. Việc tạo nơi trú ẩn cho chúng, sẽ giúp chúng có cảm giác ăn toàn hơn.
  • Trong giai đoạn sinh sản, để giữ được số lượng tép con nhiều, bạn nên tách tép ra ở một bể khác cho sinh sản.

Những loại cá có thể nuôi chung với tép cam:

  • Các loại nuôi chung với tép cam tốt nhất: cá otto, cá trâm, cá chuột pigmy. Đây là những loại cá hiền lành, không gây hại cho tép.
  • Các loại nuôi chung với tép cam ở mức trung bình: cá tỳ bà bướm, cá trực thăng,… những loại cá cũng ăn rêu, tảo và ít khi ăn tép con. 

Những loại cá bạn không nên nuôi chung với tép cam, vì chúng có thể ăn tất cả những loại tép vừa miệng chúng: cá thủy tinh, cá bút chì, các loại cá thuộc dòng cá hồng nhung, cá xecan, cá họ Angels, cá họ Gouramics hay có họ Cichlids, cá học Discuss,…

Tìm hiểu về Tép Cam và cách nuôi tép cam phát triển sống khỏe

Bệnh thường gặp ở Tép cam

Tép bị thiếu khoáng

Khi tép cam bị thiếu khoáng, sẽ có các triệu chứng như bị hở cổ, không lột vỏ, vỏ mềm hoặc sẽ chết vì không được vỏ. Trong trường hợp này, bạn cần bổ sung các chất khoáng bột hoặc khoáng nước cho tép.

Tép bị đen mang

Khi tép mắc bệnh này, chúng sẽ có xu hướng thụ động, không thèm ăn và trốn. Khi gặp tình trạng này, bạn cần thêm nước đen để sát khuẩn cho tép, ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng.

Tép cảnh chết lai rai

Tép chết lai rai do nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do bể nước không sạch, nồng độ NO3 do chất thải của tép tiết ra nhiều. Để khắc phục, bạn cần đảm bảo thay nước hàng tuần, vệ sinh bể tép và khử NO3 định kì. 

Tép bị đốm trắng

Khi tép mắc bệnh đốm trắng, chúng sẽ nằm yên một chỗ, nảy yếu. Sức ăn giảm và có thể bỏ ăn. Màu sắc cũng bị xỉn màu, không còn rực rỡ. Nguyên nhân của bệnh là do thiếu vitamin C, khi đó bạn cần bổ sung các thức ăn có chứa vitamin C cho tép. Lưu ý, không được cho trực tiếp nước vào trong bể.

Tép bị nhiễm nấm Fungal Infections

Tép thường bị nhiễm nấm từ thức ăn, khi đó hệ miễn dịch của tép giảm, cơ thể suy yếu, có sợi trắng ở đầu hoặc bụng. Để điều trị bệnh này, bạn cần sử dụng JBL Fungol theo hướng dẫn hoặc Methylene với liều lượng 3-4 gram/lít nước.

Tép bị nhiễm khuẩn Bacterial Infection

Nguyên nhân chính của bệnh này là do thay đột của môi trường trong giai đoạn chuyển mùa. Tép sẽ bị mất chân, hở màng hay mất hẳn màu. Để khắc phục điều này, bạn cần thay nước và vệ sinh bể tép. Dùng Hydrogen Peroxide(3%) để điều trị 1 lần/ngày.

Tép bị hội chứng Taura (Bị đuổi đỏ)

Khi tép bị đuôi đỏ là chất lượng nước thấp, quá chua, độ pH trên 9. Triệu chứng của bệnh này là làm cho tép lờ đờ, thụ động. Để đề phòng tép bị đuôi đỏ, bạn nên lắp thêm máy lọc bể, vệ sinh và thay nước định kỳ.

Giá tép cam hiện nay

Tìm hiểu về Tép Cam và cách nuôi tép cam phát triển sống khỏe

Mức giá bán tép cam hiện nay dao động từ 8000 – 12000 VNĐ/con tùy thuộc vào kích cỡ, cũng như màu sắc của tép. Với mức giá phù hợp với túi tiền như vậy, bạn sẽ sở hữu được một dán tép cam rực rỡ.

Địa chỉ mua tép cam chất lượng và uy tín

Hiện nay, như cầu chơi thủy sinh ngày càng nhiều, thị trường mua bán đa dạng. Vì vậy bạn cần lựa chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng, để có thể mua được những loại thủy sinh tốt. Một số địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo:

Tại Hồ Chí Minh: Chợ cá MeKong – 79/51/77 Phú Định, Phường 16, Quận 8.

Tại Đà Nẵng: Cá cảnh thủy sinh Long –  Số 121 đường Mai Chí Thọ – Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân – Quận Cẩm Lệ – TP Đà Nẵng

Tại Hà Nội: Aqua 8 – 65 Thanh Bình, P. Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội

Lời kết 

Qua những kiến thức về Tép cam cũng như những thông tin cần thiết để có thể nuôi, chăm sóc tép sống tốt, phát triển khỏe mà Hello Thú Cưng đã chia sẻ. Hy vọng bạn sẽ có một bể tép thật đẹp cho riêng mình.

Mọi vấn đề thắc mắc, bạn có thể để lại comment bên dưới hoặc inbox cho page để được giải đáp nhé.

About The Author

Leave a Comment

Your email address will not be published.

Scroll to Top