Ráy Thủy Sinh - Các Loại Ráy Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết Nhất

Ráy Thủy Sinh – Các Loại Ráy Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết Nhất

Ráy thủy sinh là loại cây cảnh đẹp và phổ biến, lại đa dạng chủng loài, thường rất được ưa chuộng vì đây là loài cây dễ chăm sóc nhất trong các loại cây thủy sinh và rất dễ tìm khi những tín đồ mê thủy sinh muốn tìm hiểu và lựa chọn.

Ráy thủy sinh được dùng để trang trí trong nhà, văn phòng, hay thậm chí chúng còn được lựa chọn để tạo độ đa sắc cho nhiều bể cá thủy sinh.

Tuy nhiên, để lựa chọn một giống ráy thủy sinh phù hợp thì chúng ta cũng phải tìm hiểu nhiều loại khác nhau cũng như cách chăm sóc phù hợp để cây không bị rụng lá hay bị úng, tránh trường hợp hư cây không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loài ráy qua thông tin của bài viết.

Ráy thủy sinh là cây gì?

 

Tên khoa học.Anubias.
Họ.Araceae.
Xuất xứ.Tùy vào loại cây khác nhau.

Ráy thủy sinh thuộc họ Araceae, chi Anubias và có nhiều chủng loại khác nhau, tập trung chủ yếu những nơi có khí hậu ấm áp, phổ biến nhất là miền tây Châu Phi.

Theo thống kê trên APG thì họ Araceae có 106 chi và 4.025 loài. Bộ sưu tập lớn nhất và cũng là nơi đang sinh sống và phát triển của ráy là vườn thực vật Missouri. Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 30 chi và 130-140 loài là thuộc họ Ráy.

Hầu hết ráy thủy sinh có mặt rộng rãi trên thị trường ngày nay là do nhân giống bằng cách cấy mô trong phòng thí nghiệm và mang ra trồng bán cạn hay bán cho người chơi thủy sinh khi chúng đã đạt chuẩn. 

Đặc điểm của Ráy thủy sinh.

Ráy Thủy Sinh - Các Loại Ráy Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết Nhất

Nhìn chung thì ráy thủy sinh có màu xanh thẫm, thân và lá cứng cáp, bộ rễ rất phát triển giúp cây có thể bám chặt vào giá thể.

Một số đặc điểm chung của ráy thủy sinh.

Hình thái cây: thân rễ.

Màu sắc: xanh thẫm.

Nhiệt độ trung bình: 19-30 độ C.

Độ pH: 5.0-7.5.

Ánh sáng: trung bình thấp.

Tốc độ phát triển: chậm.

Trồng cạn: được.

Cần CO2: càng tốt.

Do tốc độ phát triển của ráy thủy sinh chậm nên người nuôi cần phải kiên nhẫn chăm sóc cho cây, và điều này có thể giúp trồng ráy bán cạn. Hay ho của loài ráy là chúng có sức sống mãnh liệt và có thể thích nghi tốt với nhiều điều kiện môi trường sống khác nhau. 

Nhiệt độ là 19-30 độ C, độ pH trong khoảng 5.0-7.5. Tùy vào chủng loại khác nhau mà cây có màu sắc, hình thái lớn bé khác nhau.

Tuy nhiên, môi trường ánh sáng càng cao thì màu xanh của ráy sẽ càng nhạt màu đi, CO2 và phân nước không phải là thứ bắt buộc nhưng nếu được cung cấp đầy đủ thì ráy thủy sinh của bạn sẽ càng phát triển tốt hơn.

Tham Khảo: Các Loại Cây Thủy Sinh Không Cần Co2 Dễ Trồng Cho Hồ Cá Của Bạn

Một số loại ráy thủy sinh.

Ráy thủy sinh có nhiều loại đa dạng cũng như sẽ có đặc điểm riêng của chúng, hãy cùng tìm hiểu thêm về một số loại cũng được phổ biến không kém hiện nay.

Ráy Pinto

Ráy Thủy Sinh - Các Loại Ráy Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết Nhất
Ráy Pinto

Ráy Pinto có lá nhỏ, màu trắng xanh, đầu lá nhọn, chiều cao của cây khoảng 5-10cm, lá rộng khoảng 1.5cm. Thích hợp trồng tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh.

Ráy Petite

Ráy Thủy Sinh - Các Loại Ráy Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết Nhất
Ráy Petite

Đây là giống ráy được lai tạo tại Singapore, màu xanh thẫm, đầu lá nhọn, cây cao khoảng 3-6cm, chiều rộng lá khoảng 1cm. Thích hợp trồng tiền cảnh, trung cảnh.

Ráy Cẩm Thạch

Ráy Thủy Sinh - Các Loại Ráy Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết Nhất
Ráy Cẩm Thạch

Ráy cẩm thạch có chiều cao khoảng 5-12cm, màu lá xanh nhạt trộn lẫn chút trắng, đầu lá nhọn, chiều rộng lá cỡ 1-2cm, lá mỏng hơn các loại ráy khác. Thích hợp trồng trung cảnh, tiền cảnh.

Ráy Cà Phê

Ráy Thủy Sinh - Các Loại Ráy Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết Nhất
Ráy Cà Phê

Đây là loại mọc tự nhiên ở Châu Phi, lá có vân nổi, đỏ hay nâu vàng. Dù đã rất phổ biến nhiều năm nay nhưng loài ráy này thuộc hàng rất hiếm trong các loại ráy. Cây cao khoảng 10-25cm, phiến lá khá dày, có chiều rộng lá 4-6cm. Thích hợp trồng trung cảnh, hậu cảnh.

Ráy lá tròn

Ráy Thủy Sinh - Các Loại Ráy Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết Nhất
Ráy lá tròn

Đây là loại ráy có lá màu xanh mướt, lá tròn tròn như đồng xu, chiều cao 5-15cm, đường kính lá khoảng 3cm, tán lá khá rộng. Thích hợp trồng trung cảnh, hậu cảnh.

Ráy Châu Phi

Ráy Thủy Sinh - Các Loại Ráy Và Cách Chăm Sóc Chi Tiết Nhất
Ráy Châu Phi

Loài này thường được tìm thấy ở suối nguồn có dòng nước mạnh hoặc trên các phiến đá lớn ở Đông Nam Châu Phi, cây thường có cuốn lá dài hơn so với ráy thủy sinh Petite, lá cây có màu xanh đậm, đầu nhọn, chiều cao cây 5-12cm. Thích hợp trồng trung cảnh, tiền cảnh.

Cách trồng và chăm sóc Ráy thủy sinh

Cách trồng ráy thủy sinh.

– Gần như giống bucep ráy thủy sinh được trồng bằng hình thức gắn vào giá thể như là lũa đá hay sứ bọc. Bạn có thể dùng chỉ 2 dây cước để cột vào giá thể, sau đó dùng keo thủy sinh để dán. 

Lưu ý là nếu bạn dùng keo thủy sinh thì chỉ nên dùng một lượng nhỏ vừa đủ để kết dính thân ráy vào giá thể, tránh dùng nhiều vì sau này phần bị dính keo sẽ dễ bị rửa ra.

Để ráy thủy sinh có đủ chỗ sinh trưởng tốt, khi buộc chúng, bạn cần chừa đủ chỗ cho rễ bám, khi ráy đã mọc đủ rể thì tháo dây ra là cây vừa đẹp.

– Để nhân giống ráy, cần ngắt một nhánh cây bao gồm cả rễ, thân, lá đem đi trồng ở khu vực khác là cây sẽ tự động phát triển thành cá thể độc lập. Nên thực hiện ngắt nhánh trong môi trường nước để tránh việc gây tổn thương cho cây.  

– Đối với bể thủy sinh vừa được lắp đặt, đừng vội vàng gắn ráy vào giá thể hay dán ngay ráy vào bố cục bể, đặc biệt là ráy lá cạn được mua tại cửa hàng thủy sinh, vài ngày hoặc vài tuần ráy sẽ bị rửa lá lây qua thân, dẫn hết chết cả bụi.

Nguyên nhân là do bể chưa ổn định hệ vi sinh, ráy thủy sinh khi mua được nhân giống trong môi trường bán cạn vì thế khi mua về, bỏ ráy vào ngập nước dẫn đến tình trạng ráy không kịp thích nghi với môi trường sẽ bị chết cây, rửa lá.

Chăm sóc ráy thủy sinh.

Nguồn nước sạch rất cần thiết cho ráy thủy sinh phát triển, do đó nên thay nước thường xuyên để cải thiện chất lượng nước. 

Nếu trong bể có cá chết hoặc lá rửa, bị rụng hãy vớt ra khỏi bể tránh làm hư hại nước trong bể và bị thất thoát hệ vi sinh.

Ráy thủy sinh sinh trưởng tốt ở nhiệt độ nước từ 22 độ C đến 24 độ C, lượng CO2 cao, dòng chảy tốt.

Nếu muốn trồng ráy thủy sinh vào mùa hè thì cần chú ý nhiệt độ cao, lượng CO2 thấp, chất lượng nước không tốt và hệ vi sinh không đủ ổn định.

Nên bổ sung phân nước và sủi CO2 cho ráy thủy sinh với ráy trồng trên mặt nền vì phân nền không hữu ích lắm cho ráy.

Phòng trừ bệnh cho ráy thủy sinh.

Đặt ráy thủy sinh ở nơi ít ánh sáng, ráy sẽ bị đen lá hoay thủng lá nếu thiếu đi ánh sáng.

Nếu ráy bị rêu hại bám, hãy nuôi thêm các loại cá ăn rêu hại như cá otto, cá bút chì,..

Không đặt ráy trồng cạn vừa mua về vào bể ngay mà hãy thả trôi ráy để chúng thích nghi từ từ với môi trường trong nước.

Giá Ráy thủy sinh bao nhiêu? Và địa chỉ mua bán Ráy thủy sinh ở đâu?

Giá ráy thủy sinh theo tùy từng loại mà dao động từ 40.000đ trở lên. Có cây có giá bán trên 1.000.000đ hoặc những giống ráy hiếm sẽ có giá càng cao hơn.

Ráy thủy sinh đa dạng và phổ biến vì thế có thể tìm kiếm để mua ráy ở các cửa hàng bán thủy sinh trên toàn quốc và các trang mạng điện tử.

Lời kết.

Ráy thủy sinh là loại cây rất phù hợp để trồng và dễ chăm nuôi nhưng không phải ai cũng có thể chăm sóc chúng cho đúng cách. Bài viết đã tổng hợp về nguồn gốc, các loài ráy khác nhau cũng như cách trồng và lưu ý khi bạn muốn sở hữu một cây ráy khỏe mạnh. 

Nếu có câu hỏi gì xin hãy bình luận hoặc nhắn tin trực tiếp cho Hello Thú Cưng để cùng giải đáp thắc mắc và hiểu rõ hơn về loài ráy thủy sinh này nhé.

Scroll to Top