Mèo bị tiêu chảy phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Mèo bị tiêu chảy phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

Mèo bị tiêu chảy khiến bạn lo lắng. Nhất là khi các bé chỉ mới 2-3 tháng tuổi, nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến kết quả mà không bất cứ sen nào mong muốn cả. Bởi vậy, nếu phát hiện bé đi ngoài ra phân lỏng, có mùi tanh hôi hay lẫn máu cần lập tức thực hiện các bước hướng dẫn dưới đây. Hãy là 1 sen sáng suốt để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mèo cứng bạn nhé!

Nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Để điều trị triệt để chứng tiêu chảy ở mèo, bạn cần biết được nguyên nhân của chúng:

Mèo bị tiêu chảy phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị
Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tiêu chảy ở mèo
  • Ăn phải đồ ăn hỏng, ôi thiu…
  • Đồ ăn có nhiều chất béo, chất đạm hay protein như thịt đỏ, gan, tim khiến các bé không tiêu hóa được.
  • Cho mèo con ăn thức ăn của mèo trưởng thành, ruột non của chúng không thể tiêu hóa được
  • Cho mèo ăn quá nhiều. Do mèo con rất háu ăn, khi cảm thấy ngon miệng, chúng ăn rất nhiều và không thể tiêu hóa hết lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
  • Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun: tiêu chảy, nôn mửa
  • Sữa là món ăn khoái khẩu của mèo nhưng đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến các bé bị tiêu chảy do không dung nạp lactose.
  • Mèo mắc các bệnh nguy hiểm: khối u trong người, bệnh liên quan đến gan, thận hoặc nhiễm virus…

Trong trường hợp mèo con bị tiêu chảy đi kèm máu hoặc đau bụng bạn cần đưa các bé đến ngay trung tâm thú ý để được khám và điều trị kịp thời.

Đồng thời tiêm phòng dịch để tránh các loại bệnh truyền nhiễm, virus theo tư vấn của bác sĩ.

Hướng dẫn cách điều trị khi mèo bị tiêu chảy

Điều trị tiêu chảy do chứng rối loạn tiêu hóa

Mèo nhà bạn bị tiêu chảy nhưng chúng vẫn ăn uống và hoạt động như bình thường? Chỉ là cơn đau bụng đến quá nhanh khiến chung không đi đúng khay cát? Đây có thể là do chứng rối loạn tiêu hóa gây ra.

Mèo bị tiêu chảy phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị
Khi mèo bị rối loạn tiêu hóa, cần điều chỉnh lại chế độ ăn

Bởi vậy, bạn nên kiểm tra thức ăn hàng ngày của các bé liệu có vấn đề gì không, và đặc biệt là tuyệt đối không để mèo con uống quá nhiều sữa. Thậm chí, đây là do mèo ăn nhầm xác động vật bị thối rữa như chuột, thạch sùng…

Trong tình huống này, bạn nên thay đổi chế độ ăn cho chứng, chỉ cho ăn thịt hoặc các loại hạt khô. Thêm vào đó là cho mèo uống 1/2 viên Clorocid 250mg với mèo con và cả viên đối với mèo trưởng thành. Kiêng hoàn toàn đồ ăn có mỡ và tanh.

Điều trị tiêu chảy do ngộ độc

Mèo bị ngộ độc do ăn nhầm các chất độc như than, xăng dầu, xà phòng… Khi bị ngộ độc, ngoài hiện tượng tiêu chảy, mèo còn thường xuyên nôn mửa để thải trừ các chất độc. Quan sát phân sẽ thấy ướt, dạng lỏng và lẫn máu. Nếu phát hiện bé có hiện tượng co giật, cần nhanh chóng mang đến bác sĩ thú y để được cấp cứu kịp thời.  

Điều trị do giun sán, nhiễm vi khuẩn

Mèo con dưới 2 tháng tuổi rất dễ bị nhiễm khuẩn, giun sán, dẫn đến triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy và bụng to. Khi bị tiêu chảy, tỉ lệ tử vong của các bé lên tới 40-60% nếu không được tẩy giun kịp thời. Đồng thời, mèo con cũng cần được tiêm phòng để tăng khả năng miễn dịch:

  • Bệnh Feline Panleukopenia: Bệnh này gên viêm ruột hay còn được gọi là “Carre ở mèo”. Khi mắc bệnh, các bé thường bị tiêu chảy kèm huyết. Đặc biệt, với mèo non, tỷ lệ tử vong lên tới 90%.  
  • Bệnh Feline Infectious Peritonitis/ Viêm màng bụng truyền nhiễm FIP: Bệnh do chủng Coronavirus gây niên, làm rối loạn tuần hoàn, khiến mèo bị mất nước, thiếu máu và gây nên hiện tượng tiêu chảy. Tỉ lệ tử vong cũng rất cao.
  • Bệnh Phức hợp virus Leukemia hay còn gọi là Feline Leukemia Virus Disease Complex khiến mèo sốt cao, mất cảm giác thèm ăn kèm theo nôn và tiêu chảy.
  • Bệnh Feline Immunodeficiency Infection/ Suy giảm miễn dịch: Viêm loét dạ dày, dẫn đến thiếu màu cục bộ, bé bị tiêu chảy do thói quen liếm phải các dịch viêm.

Điều trị do nhiễm trùng, vi khuẩn

Mèo bị tiêu chảy phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị
Nếu bé vẫn hôn mê, mệt mỏi cần đưa ngay đến trung tâm thú y

Các vi khuẩn như Campylobacter, E.Coli hay Salmonella… cầu trùng toxoplasma, Coccidia, giardia… là nguyên nhân gây ra viêm ruột cấp tính. Cách điều trị như sau:

  • Quan sát tình trạng phân của mèo

+ Nếu phân loãng, xuất hiện giun: Cho mèo uống thuốc tẩy giun loại đặc trị dành riêng cho chó mèo.

+ Phân loãng, có màu đỏ, mùi tanh, són phân hậu môn bị lồi: Đây là hiện tượng do bị rối loạn tiêu hóa, thường gặp ở mèo con dưới 3 tháng tuổi.

+ Mèo bị nôn dịch, có hiện tượng co thắt bụng: Nguyên nhân do nhiễm phải virus, trong trường hợp này bạn cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ thú ý để thăm khám, tuyệt đối không tự mình điều trị.  

  • Cách chăm sóc

+ Bị giun: Cần dọn dẹp sạch sẽ khi bé đi vệ sinh, cho mèo ra tắm nắng vào sáng sớm, ăn ở nơi sạch sẽ. Thực hiện tẩy giun định kỳ theo chỉ định và hướng dẫn có ghi trên bao bì thuốc. Khi bé đã ị ra giun nhưng lúc này ruột vẫn còn rất yếu ớt nên hạn chế ăn đồ tăng, thay vào đồ cho bé ăn giò chả hay thịt lợn nhai nhuyễn.

+ Bị rối loạn tiêu hóa: Thường xuyên cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm, ăn ở ngủ nghỉ trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ, không nên chỉ để bé trong nhà kín. Mua thêm thuốc kháng sinh loại dành cho mèo màu hồng, giá 15k/lọ và men tiêu hóa, chia làm 2 lần uống trong ngày. Men tiêu hóa uống cách kháng sinh ít nhất là 3 tiếng.

Các lưu ý khi chăm sóc cho mèo bị tiêu chảy

  • Để mèo có không gian yên tĩnh và nghỉ ngơi
  • Không cho mèo ăn thức ăn cũ, để quá 12-24 tiếng đồng hồ.
  • Tuyệt đối không để mèo bị mất nước. Bạn nên pha thêm nước điện giải Oresol để mèo uống bù đắp lượng nước thiếu hụt do đi ngoài nhiều
  • Mèo bị tiêu chảy nên ăn gì? Thức ăn của mèo trong giai đoạn này tốt nhất là cơm trộn ức gà luộc, bỏ da và xương
  • Nếu lý do bị tiêu chảy là do khẩu phần ăn hằng ngày, bạn nên điều chỉ thức ăn phù hợp cho bé
  • Chia bữa ăn của mèo thành các phần, ăn thành 4-5 bữa/ ngày để tránh bé bị đói, yếu sức
  • Tuyệt đối không cho mèo ăn bơ, sữa và các sản phẩm chế biến từ bơ, sữa
  • Hạn chế cho mèo ăn đồ ăn có dầu mỡ
  • Cho mèo uống các loại thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy theo hướng dẫn của bác sĩ thú y

Lời kết

Trong trường hợp đã thực hiện hết các hướng dẫn chữa trị mèo bị tiêu chảy trên đây nhưng mèo vẫn còn bị tiêu chảy, mệt mỏi và hôn mê dài, bạn cần ngay lập tức đưa bé đến trung tâm thú y để được chữa trị. Cùng với sự yêu thương và chăm sóc cẩn thận của bạn, chắc chắn bé yêu sẽ nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh.

Scroll to Top