Lọc tràn bể cá là một yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu ở bất kỳ một bể cá nào. Đặc biệt là lọc tràn dưới. Vậy lọc tràn dưới là gì? Nguyên tắc hoạt động của lọc tràn dưới diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Lọc tràn dưới là gì? Vai trò của lọc tràn dưới
Đối với những người có niềm đam mê với cá cảnh sẽ không còn xa lạ với cụm từ lọc tràn dưới. Lọc tràn dưới là hệ thống lọc nước loại bỏ các cặn bẩn như thức ăn thừa, rác,tảo, phân của cá và cả các độc tố nguy hiểm, các chất hóa học độc hại ra khỏi nước.
Bộ lọc tràn dưới này thường được đặt ở dưới đáy của bể cá cảnh, điều này khác hoàn toàn so với lọc tràn trên và lọc tràn vách.
Lọc tràn dưới có vai trò đảm bảo cho nước ở bể cá sạch sẽ, an toàn, tạo điều kiện cho cá sinh sống phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, khi sử dụng các vật liệu lọc như san hô lọc, sứ lọc sẽ cung cấp vi sinh có lợi cho cá và cân bằng được độ pH của nước có trong bể cá.
Nguyên tắc hoạt động của lọc tràn dưới
Bộ lọc tràn dưới có cấu tạo dạng hình hộp chữ nhật, được phân thành 3-5 ngăn lọc thô và lọc tinh tuỳ vào người nuôi cá.
Lọc thô thường chứa bông lọc hoặc bùi nhùi. Lọc thô có nhiệm vụ giữ lại các chất bẩn lớn có trong nước như thức ăn thừa, phân cá hoặc các chất lỏng lơ lửng trong nước. Có thể ứng dụng lọc dàn mưa để tăng hiệu quả trong quá trình lọc thô.
Cần chú ý giặt bùi nhùi, bông lọc thường xuyên để tránh trường hợp tắc nghẽn nước, khiến nước bị tràn ra bên ngoài.
Lọc tinh là phần chứa các loại vật liệu lọc như gốm lọc, nham thạch, sứ lọc hoặc san hô vụn, than hoạt tính… Đây là các vật liệu chứa nhiều các lỗ rỗng nhỏ, là nơi cư trú cho một số loại vi sinh vật phân huỷ các chất do như muối hoặc các loại NO3 là các chất độc hại từ cá tiết ra. Tại đây phần lọc thô không thể lọc hết được, sẽ gây độc cho cá và làm cho bể cá có mùi hôi thối.
Nguyên lý hoạt động của lọc tràn:
- Bắt đầu nước được bơm từ bể cá vào ngăn đầu tiên của bể lọc để thô.
- Tiếp theo qua ngăn thứ 2 hoặc ngăn thứ 3 để lọc thô.
- Đến ngăn tiếp theo sẽ dùng để lọc hoá học trước khi tới ngăn cuối cùng để bơm ngược lại lên bể. Tại ngăn này, người nuôi cá có thể trồng thêm một số cây thuỷ sinh như ráy, dương xỉ để tăng hiệu quả lọc sinh học hơn.
Lưu ý: Trong mùa đông, nên đặt máy sưởi ở ngăn này vì nước sẽ được sưởi ấm trước khi được cấp vào bể chính, làm tăng hiệu quả sưởi cho bể cá.
Ưu nhược điểm của bộ lọc tràn dưới
Ưu điểm
Bộ lọc tràn dưới có thể được thiết kế có nhiều kích thước khác nhau, khoang lọc lớn chứa nhiều các vật liệu lọc khác nhau nhằm tăng hiệu suất lọc nước.
Một số bể cá nhỏ, bể cá để bàn hay treo tường có thể không cần thiết sử dụng bộ lọc tràn dưới. Tuy nhiên, với các bể cá rồng, bể cá nhà hàng hay hải sản thì nên sử dụng lọc tràn dưới bởi đây là loại lọc tràn hiệu quả tốt nhất so với các loại lọc tràn hiện đang có ở nước ta.
Nhược điểm
Có một số trường hợp, người nuôi khá chủ quan đục lỗ thẳng cho nước chảy xuống bộ lọc tràn dưới. Nếu không được canh nước chuẩn sẽ dẫn đến việc tràn nước ra sàn, còn gây hại cá có thể mắc cạn nếu như nước trong bể bị chảy cạn.
Để khắc phục nhược điểm này, người nuôi có thể sử dụng phương pháp overflow control. Tức là điều khiển lượng nước ra vào cho phù hợp, canh định mức của nước bên trong hồ và bên ngoài tràn ra tới mức cho phép
Ngoài lọc tràn dưới thì có thể sử dụng hệ lọc nào khác cho hồ cá?
Ngoài lọc tràn dưới cho bể cá, thì tùy vào kích thước bể cá cảnh mà lựa chọn các loại lọc khác nhau như lọc tràn vách hoặc lọc tràn trên.
Lọc tràn vách thường được ưu tiên sử dụng với bể cá nhỏ, dài khoảng 80cm. Loại lọc tràn trên được ứng dụng nhiều với bể cá trung bình và lớn.
Trên đây là những thông tin mới nhất về lọc tràn dưới và nguyên tắc hoạt động của bộ lọc tràn dưới. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cho bể cá của bạn được hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Chúc bạn thành công!