Hồ cá thủy sinh setup có khó không? Để làm một hồ cá thủy sinh chuẩn cần những gì? Nên mua trang thiết bị làm hồ cá thủy sinh ở đâu thì chất lượng? Đó là những câu xoay quanh về cách setup hồ cá thủy sinh cho người mới bắt đầu. Bên cạnh đó, ngày nay hồ cá thủy sinh rất đa dạng cũng như có nhiều phong cách và cách chơi khác nhau. Thêm nữa là cái sự hoàn hảo của hồ thủy sinh mà mình tự setup nó luôn hiện diện, ngay cả trong những hồ đầu tay các bạn làm.
Vì những lý do trên, hôm nay Hello Thú Cưng xin hướng dẫn chi tiết các bước cơ bản để setup hồ cá thủy sinh chuẩn nhất cho người mới chơi, cùng theo dõi ngay nhé!
Xác định nhu cầu và phong cách hồ cá thủy sinh mà bạn yêu thích
Như Hello Thú Cưng đã đề cập ở trên, bể cá thủy sinh rất đa dạng, bạn có thể tìm kiếm trên các trang mạng xã hội để xem một số ý tưởng cho bể cá thủy sinh định làm. Một số người thích hồ bonsai đơn giản, một số khác lại thích chơi rêu, ráy, dương xỉ hay hồ cây phong cách Hà Lan, một số khác lại đam mê với hồ thủy sinh lũa, đá,…
Khi đã xác định nhu cầu cũng như phong cách hay ý tưởng muốn làm rồi các bạn có thể đến với bước hai ở nội dung tiếp theo mà chúng tôi sắp đề cập đến.
Lựa chọn hoặc tự mua về setup bể kính
Kích thước bể cá thủy sinh phụ thuộc vào:
- Sở thích cá nhân của từng người
- Số tiền bạn có thể dành làm hồ cá thủy sinh
- Chỗ để bể cá thủy sinh thích hợp (nên chọn nơi để hồ cá thủy sinh có nhiều người quan sát, chiêm ngưỡng hay chỗ bạn thấy và dễ dàng chăm sóc hằng ngày, nếu nhà có trẻ em thì cũng nên suy xét kỹ, bạn cũng cần tránh đặt bể ở những nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp để tránh rêu hại)
- Cũng nên tránh để hồ ở cầu thang, nhiều bạn đã đặt hồ xong không khiêng lên cầu thang được phải thanh lý.
- Một số bạn chơi phong thủy họ cần lưu ý đến size hồ cá thủy sinh
- Các bạn có thể dán decal đen hoặc trắng ở mặt sau hồ cá để tạo chiều sâu cho hồ cá thủy sinh, nhưng một số trường hợp mà bạn muốn cho mọi người xem hết bốn mặt hồ thì không cần dán.
Bạn có thể tham khảo một số size hồ cá thủy sinh
Một số gợi ý về kích cỡ hồ cá thủy sinh mà Hello Thú Cưng xin cập nhật chi tiết cho bạn:
Bể cá thủy sinh thường không có kiềng và thủy mài. Bể sẽ được mài cạnh bằng vi tính và được dán dấu keo rất thẩm mỹ. Khi nhìn vào giống như 1 khối nước nằm giữa nhà, những size thông dụng của hồ cá thủy sinh mà bạn nên biết:
Hồ cá thủy sinh cubic 40 (dài 40cm, rộng 40cm, cao 40cm): tổng quan hồ này đẹp, dễ chơi. Có thể dán bằng kính 5ly hay 8 ly, nếu chơi nhiều đá thì nên làm kính 8 ly. Kính thường là hồ đã đẹp, ai thích thì có thể lên kính siêu trong như lưu ý giá sẽ mắc hơn chút.
Hồ cá thủy sinh (dài 50cm, rộng 30cm, cao 30cm): đẹp và khá cân đối, dán bằng kính 5 ly là đủ.
Hồ cá thủy sinh chuẩn size ADA: 60 (d) – 30 (r) – 36 (c): đẹp và khá cân đối, hồ sử dụng kính 5 ly là vừa đủ, nếu bạn đam mê chơi đá hay muốn chắc chắn thì sử dụng kính 8 ly.
Hồ thông dụng 60 – 40 – 40: hồ cá thủy sinh này đẹp có chiều sâu và chiều cao tốt, gần 100 lít nước nên bạn sẽ dễ tính toán phân nền, phân nước, các bạn mới nên chơi hồ cá thủy sinh size 60 vì nó thông dụng. Ở hồ này nên sử dụng kính 8 li
Hồ 80 – 40 – 40: cũng tạm được nhưng size hồ cá thủy sinh này khó kiếm đèn, nên chúng tôi khuyên bạn nên né size này ra nếu có thể.
Hồ 90 40 40: khá đẹp lại vừa dễ mua đồ, hồ nên sử dụng kính 8 ly hoặc 10 li.
Bể cá thủy sinh 90 45 45: đẹp và khá cân đối, nên chơi hồ cá thủy sinh này và sử dụng kính 10 li cho yên tâm.
Hồ 100 50 50: tạm được nhưng cũng như hồ 80 – 40 – 40 khó kiếm size đèn.
Hồ 1m2 50 50: hồ cá thủy sinh này đẹp lại dễ mua đồ, nên làm full kính 12li
Hồ cá thủy sinh 1m5 60 60 trở lên: đẹp, nhưng nếu bạn mới tập chơi không nên chơi hồ size lớn hơn 1m2.
Tóm lại tùy sở thích và nhiều yếu tố mà bạn có thể chọn lựa size hồ khác nhau, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên chơi 3 size như sau: 60 – 40 – 40 full kính 8li, 90 – 45 – 45 full kính 10 li, và 1m2 – 50 – 50 full kính 12 li.
Phụ kiện hồ cá thủy sinh cần thiết
1. Mua hộp gỗ hoặc chân để đặt bể thủy sinh
Sau khi bạn xác định hoặc đã mua được hồ cá thủy sinh thì cần phải mua thêm chân hộp gỗ hoặc chân để đặt hồ. Sau đây là 1 số lựa chọn:
Chân sắt , giá thành rẻ và chắc chắn nhưng không che được lọc, CO2 cũng như những dụng cụ khác. Bên cạnh đó còn có các dạng chân sắt khác như chân sắt ốp gỗ cao su bên ngoài hay chân sắt ốp sắt hay alu giả gỗ, thậm chí là chân sắt 2, 3 tầng cho người chơi nhiều hồ cá thủy sinh.
Tủ gỗ ván ép: nên chơi với hồ cá thủy sinh có kích thước từ 1m2 trở lại, bạn nên chọn loại ván ép chống nước.
Tủ gỗ cao su hay các loại gỗ thông dụng khác, riêng size 90 hay 1m2 trở lên thì nên có chân sắt bên trong tủ gỗ, để tạo thêm phần chắc chắn cho hồ cá nhà bạn nhé.
Lưu ý nhỏ mà Hello Thú Cưng muốn chia sẻ với bạn là: chiều cao chân sắt, tủ gỗ thông dụng là 70 đến 80cm, tuy nhiên vẫn có vài một trường hợp đặt biệt cần kích thước khác.
2. Bộ lọc nước
Một hồ cá thủy sinh đẹp là hồ ổn định, nước trong vắt đồng thời cây và cá thủy sinh khỏe mạnh. Bạn yên tâm vì bộ lọc của bạn đảm nhận công việc đó.
Lọc hồ cá thủy sinh có những loại cơ bản sau:
- Lọc treo trên thành hồ: dành cho hồ cá thủy sinh nhỏ dưới 60 cm, ưu điểm là gọn nhẹ
- Lọc vách trong hồ: loại lọc này rất hiệu quả, cũng khá tiết kiệm chi phí nhưng nó lại chiếm mất 1 phần diện tích hồ cá thủy sinh và thiếu thẩm mỹ.
- Lọc thùng ngoài: loại lọc này rất hiệu quả, thẩm mĩ và được phổ biến nhất trong thị trường hiện nay, giá của nó cũng tùy theo hãng sản xuất hay hàng tự chế của Việt Nam, lọc thùng chính hãng của Đức như Eheim hay JBL có giá dao động từ 2 triệu đến 8 triệu 1 cái (chất lượng cao cũng như tiết kiệm điện), lọc thùng hãng từ Trung Quốc như Atman và Jebo có giá từ 500 đến 2 triệu (chất lượng khá tốt). Một sự chọn lựa không tồi là lọc chế từ ống nhựa của Việt Nam, lọc này được anh HOVATEN ở Hà Nội chế ra đầu tiên nên được gọi là lọc hvt. Giá của lọc này thường rẻ hơn các sản phẩm chính hãng. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn chế lọc thùng inox theo kiểu ADA, rất đẹp nhưng giá cũng tương đối cao từ 2 – 4 triệu
Tham khảo: Lọc nước hồ cá là gì? Top 6 máy lọc nước hồ cá chất lượng tốt 2022
3. Đèn cho bể thủy sinh
Đèn cho bể thủy sinh cực kì quan trọng trong việc setup bể. Kiến thức và thông tin về đèn rất sâu rộng nên Hello Thú Cưng nói đến những điều cơ bản nhất.
Đèn cho bể thủy cá thuyr sinh thông dụng gồm: đèn huỳnh quang T8 (như bóng điện quang), T5 (nhỏ hơn chút và sáng hơn), đèn LED (sáng, tiết kiệm điện, mát) hoặc đèn cao áp metal v.v.. Những loại đèn thông dụng cho các bạn mới chơi hồ cá thủy sinh bao gồm những: đèn T8 jebo chế, đèn odyssea T5HO, đèn t5 Aquazonic, đèn Led Dee, Led Aquablue, Led Chirious và gần đây nhất mới có thêm đèn led của hãng T5HO.
Một lưu ý mà Hello Thú Cưng muốn gửi gắm đến bạn, là có thể gác đèn cao hơn mặt nước từ 10 đến 30cm tùy từng loại đèn, cây cối trong bể cá thủy của bạn. Nếu chơi ráy, dương xỉ, rêu thì có thể để đèn cao lên tránh trường cây thủy sinh bị hỏng do sát đèn.
4. Phân nền bể thủy sinh
Phân nền cũng đặc biệt quan trọng trong việc setup hồ cá thủy sinh. Hồ bạn có chuẩn hay nước có trong và ổn định cũng như cây cối cá tép có khỏe không đều là do phần lớn nhiệm vụ của việt setup phân nền.
Vì phân nền sẽ có nhiệm vụ làm ổn định hệ vi sinh, ổn định nước và các chỉ số dinh dưỡng, pH, kH, gH, tds… cũng do nền quyết định là chủ yếu. Hello Thú Cưng sẽ thông tin chi tiết về phân nền cho bạn đọc dễ hiểu như:
Nền trộn từ đất, bùn, đất sét, gọi chung là nền trộn. Loại nền này thường giàu dinh dưỡng, rẻ tiền nhưng lại khó setup hồ cá thủy sinh vì nó bẩn, nếu làm không kỹ sẽ gây đục hồ. Nền trộn này bạn cần phải phủ ở trên 1 lớp sỏi dày 3cm trở lên. Bên cạnh đó dinh dưỡng có trong nền trộn cũng nhiều nên khó quản lý hơn. Tuy nhiên, các bạn có thể tự trộn theo công thức có sẵn trên google hay các hội nhóm nhưng các bạn cần có kinh nghiệm. Đơn giản nhất là mua phân nền trộn sẵn của Phương Nuphar, Lý Vũ…Loại nền này thường không cần lót cốt nền dinh dưỡng ở đáy.
Nền công nghiệp: loại này phù hợp với người mới vì setup bể cá thủy sinh khá dễ, sạch sẽ cũng như không sợ bị xì (nếu không lót cốt nền ở dưới). Tuy nhiên loại nền này giá cao hơn nền trộn. Nền công nghiệp chất lượng bao gồm: Control Soil, Oliver Knott, ADA, Gex xanh – đỏ,.. (nền nhập khẩu và nền công nghiệp chất lượng từ Việt Nam sản xuất như Aquafor của Thủy Mộc, Smekong II, red highland… Nền công nghiệp thường phải lót cốt nền dinh dưỡng ở đáy hồ. Cốt nền cũng gồm nhiều loại nhập khẩu hay của Việt Nam sản xuất như cốt nền Aquafor, cốt nền nuphar, ADA power sand, jbl florapol, jbl aquabasis plus,… và nhiều loại cốt nền khác.
Tuổi thọ trong bình của những nền trộn hay công nghiệp dùng trong các hồ cá thủy sinh chất lượng lên đến trên dưới 3 năm nếu các bạn sử chúng dụng hợp lý. Tuy nhiên nền công nghiệp các bạn có thể thanh lý khi lật hồ, còn nền trộn thì hầu như chỉ có thể vứt đi sau khi đã sử dụng.
5. Bộ cung cấp khí Co2 (máy sủi khí)
Cây thủy sinh đặt trong bể cá thủy sinh cần Carbon trong khí C để quang hợp, lượng Carbon có sẵn trong nước chưa thật sự đủ cho cây nên người chơi hồ cá thủy sinh thường cung cấp khí Co2 vào hồ. Một số dung dịch cung cấp Co2 cũng có tác dụng ít nhiều gì đến lượng khí C trong hồ cá thủy sinh nhưng Hello Thú Cưng nghĩ hiệu quả của bình nén Co2 sẽ rõ ràng hơn.
Co2 là một hợp chất rất cần thiết cho bể cá thủy sinh để cây cối có thể phát triển được tốt hơn. Bộ cung cấp khí Co2 không hề nguy hiểm nếu bạn sử dụng đúng Bạn nên lưu ý không nên mua bình quá cũ hay rỉ sét, tránh để trong phòng kín lẫn phòng ngủ, vì sẽ rất nguy hiểm)
Bình C02 rất đa dạng, loại thông dụng và rẻ tiền nhất trên thị thường hiện nay vẫn là bình sắt loại 1, 2 ,3 ,5, 10kg (tức là chứa được 1,2,3 hay 5, 10 kg Co2 được nén), bình Co2 2 kg thường dùng được 1 đến 4 tháng và khi đi bơm lại chỉ mất cỡ 50.000VNĐ. Ngoài ra còn có loại bình bằng nhôm, hợp kim với giá thành nhỉnh hơn một chút.
Các bạn có thể tự chế Co2 bằng bột mì hay chất hóa học nhưng Hello Thú Cưng thật lòng khuyên bạn không nên, vì sẽ gây hại cho hồ cá thủy sinh nhà bạn.
Bên cạnh đó, khi mua bình Co2, bạn phải mua thêm bộ đếm giọt, dây dẫn và bộ trộn Co2 (nên dùng bộ trộn ngoài hồ sẽ có hiệu quả hơn). Có thể dùng van điện để chỉnh tự ngắt Co2 khi đèn tắt hoặc bạn cũng có thể đơn giản là để Co2 24/24 cũng không sao.
Tùy số lít nước trong hồ cá thủy sinh và loại cây bạn có thể cung cấp mấy giọt Co2 trong 1 giây. Hồ rêu thường chỉ cần 1,2 giọt /giây. Hồ cá thủy sinh setup cây thì nhiều hơn. Các bạn cũng nên lưu ý vì quá nhiều Co2 trong nước sẽ gây chết cá thủy sinh và tép.
6. Lũa, đá, bố cục hồ thủy sinh
Sau khi lo xong vụ phân nền cho hồ cá thủy sinh, thì việc làm tiếp theo là các bạn nên nghĩ đến bố cục trong hồ. Các bạn có thể setup bể cá thủy sinh bằng lũa (những nhánh cây, gỗ chết mình cho vào để tạo bố cục), hoặc đá (bố cục núi), hoặc kết hợp lũa đá, phong cách hồ Hà Lan (chuyên chơi cây cắt cắm) và phong cách bonsai,..
Những loại lũa thông dụng để trang trí hồ cá thủy sinh gồm: Linh sam, đỗ quyên, trà rừng, redwood… với giá thành khác nhau. Khi mua lũa về bạn nên xử lý kỷ bằng cách ngâm nước vài tuần, hoặc luộc 1 đến 2 lần và ngâm muối nhằm để lũa chìm, tránh trường hợp ra màu và bị mốc.
Đá thủy sinh thông dụng bạn có thể chọn để trang trí bể cá thủy sinh bao gồm đá tiger, tai mèo, kẹp kem, trầm tích hoặc đá Phan Thiết và đá đen Gia Lai.
Về bố cục mình nghĩ các bạn phải tự tìm hiểu và setup hồ thủy sinh dần dần, bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị thông qua những hồ cá thủy sinh mình từng làm.
7. Cây thủy sinh, rêu, dương xỉ, ráy,…
Đi kèm với bố cục hồ là rất nhiều loại cây thủy sinh đi cùng. Hello Thú Cưng tạm chia thành 2 loại cho bạn đọc dễ hiểu nhé:
Loại cây thủy sinh đầu tiên là cây thủy sinh chịu ít sáng như rêu, dương xỉ, ráy. Các loài phù hợp với hồ ánh sáng vừa (từ 0,5 wat / 1 lít nước trở xuống), nước mát một chút và dinh dưỡng trong nước không cần quá nhiều và CO2 vừa phải.
Loại cây thủy sinh thứ hai là loại đòi hỏi ánh sáng cao, dinh dưỡng mạnh cũng như CO2 đủ như: cây cắt cắm, bucep,…
8. Thiết bị cài thời gian timer
Đây là một thiết bị vô cùng cần thiết cho người chơi bể cá thủy sinh, dùng để cài đặt thời gian tự bật tắt đèn, CO2…Giá timer dao động từ 85 – 100.000VNĐ, còn timer điện tử giá từ 140 – 200.000VNĐ. Các bạn mới chơi hồ cá thủy sinh nên dùng thiết bị này để giúp hồ nhanh ổn định hơn.
9. Hệ thống làm mát/ấm cho bể thủy sinh (Quạt / chiller)
Nếu bạn đang sinh sống ở khu vực có thời tiết nóng thì bạn nên mua thêm quạt nhỏ cho hồ cá thủy sinh (giá cho những chiếc quạt sẽ dao động từ 100 – 200.000VNĐ), hoặc nếu có điều kiện tài chính thì có thể mua máy làm lạnh nước chiller cho hồ nhà bạn giá từ 2.500.000 – 6.000.000 VNĐ tùy từng hãng.
10. Loại cá thả bể thủy sinh
Những loại cá thả bể thủy sinh phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo là:
- Cá tên lửa
- Cá Hồng Nhung
- Cá neon
- Cá Chuột Gấu Trúc
- Cá Tam Giác
- Cá Cầu Vồng Xanh
- Cá Sóc Đầu Đỏ
- Cá Thần tiên (Ông tiên)
- Cá Dĩa,…
11. Chăm sóc hồ / thay nước / rêu hại / bệnh của cá
Chăm sóc hồ cá thủy sinh: Một hồ cá thủy sinh đẹp phải được chăm sóc hầu như hằng ngày. Các bạn cố tập thói quen dành ra 10 – 15 phút hằng ngày ngắm hồ cũng như chăm sóc hồ nhé. Nếu bạn khá bận rộn, thì nên chọn setup bể cá thủy sinh với bố cục hồ rêu, dương xỉ để chơi, nhằm đỡ thời gian chăm sóc.
Thay nước: là một phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc chăm sóc một hồ cá thủy sinh đẹp, một bể cá thủy sinh mới setup thường phải thay nước hàng ngày 30%, đến tuần thứ 2 bạn nên thay nước 3 lần (mỗi lần 30% nước), và đến tuần thứ 3 thì thay 2 lần (mỗi lần 30% nước) và sang đến tuần thứ 4 trở đi các bạn chỉ cần thay 30% nước 1 lần trong tuần. Đừng thay nước quá nhiều, sẽ gây chết và thiếu hụt hệ vi sinh của lọc, đồng thời dinh dưỡng cũng sẽ mất cân bằng cũng như cá tép sẽ bị sốc nước. Mỗi khi thay nước cho hồ cá thủy sinh bạn cũng nên nhớ dùng dung dịch khử clo nhé, rất quan trọng. Đặc biệt không nên thay nước trong cùng ngày vệ sinh lọc nhé.
Rêu hại: là kẻ thù số một của bể cá thủy sinh. Khi rêu hại phát triển trong hồ cá thủy sinh của bạn (thường là trong tháng đầu khi mới setup hồ) là vì hồ cá thủy sinh chưa ổn định, lượng CO2 chưa đủ hoặc dinh dưỡng trong bể chưa cân bằng.
Bệnh của cá: các loại cá thủy sinh được nuôi trong bể cá thủy sinh rất dễ bị nấm và chết cả đàn nếu bạn thả cá khi hồ thủy sinh chưa ổn định (thông thường sẽ thả cá sau 1 tháng sau khi setup hồ). Còn thuốc trị nấm, bệnh cá và cách dùng như thế nào bạn có thể nghiên cứu thêm trên các hội nhóm nhé.
12. Những phụ kiện khác (Sục oxy, twinstars, lọc váng, lọc bio, nhiệt kế…)
Bộ ức chế rêu hại twinstars: có hiệu quả nhưng không đáng kể mấy vì hiệu quả rõ nhất là khi dùng twinstars ngay khi hồ vừa setup, cảm nhận Hello Thú Cưng là không đáng tiền mua, tuy nhiên các bạn có thể thử và trải nghiệm nếu muốn.
Sục oxy và lọc bio: nên dùng cho hồ thủy sinh chuyên chơi tép.
Lọc váng: phụ kiện này sẽ giúp loch 1 lớp dầu váng lên mặt hồ vì sẽ có số hồ thủy sinh bị tình trạng như vậy.
Nhiệt kế: phụ kiện này đa dạng về loại, nếu bạn cần biết thông tin về nhiệt độ hồ cá thủy sinh thì nên mua, vì món này giá cũng không quá đắt.
Ưu điểm của bể cá thủy sinh
Việc chọn làm hồ thủy sinh đem lại nhiều rất nhiều lợi ích lắm. Không chỉ tô điểm thêm sinh động hơn cho không gian của gia chủ, mà bể cá thủy sinh còn giúp thanh lọc không khí và đem lại tài lộc và may mắn cho gia đạo.
Mỗi ngày khi bạn đi làm về mệt mỏi, ngồi ngắm những chú cá thủy sinh bơi lội khiến những muộn phiền như bay đi hết. Thế nên, bạn đừng ngại sở hữu cho mình ngay một chiếc bể độc quyền, mang dấu ấn riêng biệt của mình nhé!
Tham khảo một số mẫu, loại bể cá thủy sinh đẹp
Bên dưới đây là một mẫu bể cá thủy sinh đang được ưa chuộng nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo vào áp dụng cho bể cá nhà bạn nhé:
Mẫu hồ cá thủy sinh nature – trông vô cùng tự nhiên nhưng không kém phần thu hút
Làm hồ cá thủy sinh ngoài trời
Bể thủy sinh ngoài trời bằng kính đang rất được phổ biến hiện nay bởi chúng mang trong mình sự sang trọng và không kém phần lung linh. Bạn cũng hoàn toàn có thể sở hữu cho mình một chiếc bể cá thủy sinh bằng ngoài trời qua các bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Xác định kích thước bể, bố cục trang trí, vị trí đặt… Sau đó cắt kích theo kích thước, hình dáng đã được lên ý tưởng trước đó.
Bước 2: Dùng keo Silicon dán chặt các tấm kính lại với nhau.
Bước 3: Đổ đất nền công nghiệp thủy sinh vào bể sau đó trang trí bố cục cho bể theo sở thích của bạn
Bước 4: Đổ nước từ từ vào bể cá thủy sinh.
Bước 5: Chờ đến khi nước trong hồ cá thủy sinh ổn định và trong lại thì thả cá thủy sinh vào hồ.
Thiết kế bể cá thủy sinh bên trong nhà
Tiếp đến là hồ cá thủy sinh bên trong nha. Bạn cũng có thể setup một bể cá thủy sinh vô cùng đơn giản qua các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ làm bể cá thủy sinh đầy đủ.
Bước 2: Chọn cây thủy sinh và cá kiểng.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt hồ cá thủy sinh.
Bước 4: Thả cá vào hồ
Bước 5: Trang trí và làm đẹp hồ cá thủy sinh theo sở thích của từng cá nhân.
Địa chỉ cung cấp hồ cá thủy sinh, phụ kiện bể cá uy tín?
Cá Cảnh Thủy Sinh Trung Tín
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 115 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, quận 3, TP HCM
- Điện thoại: 0907 860 841 hoặc 0912 278 508
- Website: cacanhthuysinhtrungtin.com
Fanpage: facebook.com/traithuysinhtrungtin
Phụ kiện hồ cá Cảnh Dương
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 212 Lãnh Binh Thăng, Phường 13, Q11, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0907101516 hoặc 0908256817 hoặc 0939222442
- Website: hocacanh.vn
Lâm Kim Chi
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Hẻm 210 Cách Mạng Tháng 8, TP Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0913 132 209
- Fanpage: facebook.com/cuahanghocathuysinhlamkimchi
- Website: hothuysinh.vn
Phụ kiện hồ cá Hà Cường
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 24 Lưu Xuân Tín, phường 10, quận 5, TP HCM
- Điện thoại: 0903 666 402 hoặc 0983 666 402
Lời kết
Như vậy là Hello Thú Cưng đã hoàn tất giới thiệu đến với các bạn những điều cần thiết để triển khai làm hồ cá thủy sinh chi tiết từ “A-Z”. Hy vọng qua bài viết trên sẽ cung cấp phần nào thông tin hữu ích về cách làm bể cá thủy sinh cũng như địa chỉ cung cấp phụ kiện bể cá uy tín giúp bạn dẽ dàng chọn mua trong tương lai. Chúc bạn thành công với hồ cá thủy sinh đầu tay của mình nhé!