Chó Miniature Poodle – Đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá (2022)

Chó Miniature Poodle: Đặc điểm, chăm sóc và bảng giá (2023)

Nếu là người yêu thích chó cảnh chắc hẳn bạn không còn xa lạ với Poodle. Trong đó chó Miniature Poodle là giống poodle lớn hơn Toy Poodle và rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vẫn có người nhầm lẫn chúng với Standard Poodle. Vậy những chú chó này có đặc điểm gì nổi bật? Trong quá trình nuôi và chăm sóc cần lưu ý những gì? Thông tin được Hello Thú Cưng chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài chó cảnh này. 

Nguồn gốc và xuất xứ chó Miniature Poodle

Poodle – Một trong những giống chó săn được dùng để săn chim nước. Miniature Poodle thuộc dòng Poodle nhưng lớn hơn Toy Poodle. Chúng được biết đến cách đây 400 năm và xuất hiện nhiều trong các bức tranh từ thế kỷ XV. 

Tuy nhiên giới chuyên môn đang tranh luận rất nhiều về quê hương chính xác của giống chó này. Pháp là quốc gia đầu tiên tuyên bố là nơi sản sinh ra chó Poodle nhưng Đức hoặc Đan Mạch cũng có tuyên bố tương tự. 

Poodle trước đây không có sự phân biệt thành nhiều kích thước như hiện nay. Các thợ săn thường sử dụng chúng để săn mồi và đánh hơi thấy nấm mọc dưới đất. Ở Pháp giống chó này được trở thành những nghệ sĩ biểu diễn xiếc tài năng. Bởi chúng rất thông minh và dễ dàng trong việc huấn luyện. 

Bắt đầu từ thế kỷ XVII, giống chó Poodle cỡ nhỏ xuất hiện nhiều và ngày càng phổ biến trong giới quý tộc Hoàng gia. Chúng được chia thành 3 kích thước: Standard – Cỡ tiêu chuẩn, Toy – Siêu nhỏ và Miniature – Nhỏ. Các chú Poodle này chỉ khác nhau về chiều cao và cân nặng còn những đặc điểm khác vẫn được đảm bảo. 

Chó Miniature Poodle – Đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá (2022)
Miniature Poodle thuộc dòng Poodle nhưng lớn hơn Toy Poodle

Đặc điểm ngoại hình của chó Miniature Poodle

Chó Miniature Poodle sở hữu ngoại hình rất đặc biệt. Nhiều người nhận xét chúng giống một hình vuông nhỏ. Đây được xem là đặc điểm nổi bật để phân biệt loại chó này với những loài Poodle khác. 

Một số đặc điểm dễ nhận biết ở Chó Miniature poodle

Xét một cách tổng thể thì Miniature Poodle không có gì khác so với dòng Poodle Standard. Chính vì vậy nhiều người mới đầu nhầm lẫn giữa hai loại này. Điểm khác nhau duy nhất của chúng đó chính là kích thước. 

Một chú chó Miniature Poodle có cân nặng đạt từ 7 – 8kg và chiều cao từ 28 – 38cm. Bất cứ một chú chó nào thấp hoặc hơn chỉ số trên thì không được xem là dòng Mini. 

Miniature Poodle khi đứng sẽ tạo thành một hình vuông với chiều dài từ thân tương đương với chiều dài được tính từ chân đến vai. Chúng thật sự là một phiên bản hình vuông nhỏ. Những chú chó loại này có hộp sọ tròn kích thước vừa phải, mõm dài, thẳng. Mặt màu đen hoặc nâu sẫm hình bầu dục cách xa nhau. Tuy nhiên lại toát lên sự thông minh, nhanh nhẹn. Đôi tai xù dài độc đáo thoạt nhìn giống như hai bím tóc lung linh trước gió. 

Chân trước và chân sau của giống chó này tương đối bằng. Chính điều này đã tạo nên một tổng thể cân đối. Bàn chân có các ngón nhỏ hình bầu dục trông rất đẹp và bắt mắt. Đuôi của chúng mọc cao dựng đứng lên trời dài bằng nửa thân hoặc ngắn hơn một chút. Điều này được xem là điểm khác dễ phân biệt so với người anh em Poodle Standard của mình. 

Chó Miniature Poodle – Đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá (2022)
Chó Miniature Poodle sở hữu ngoại hình rất đặc biệt, là một phiên bản hình vuông nhỏ

Kích thước cơ thể và vài thông tin quan trọng ở mini poodle 

Miniature Poodle là một chú chó có kích cỡ trung theo tiêu chuẩn của Mỹ. Dòng chó này còn được gọi với cái tên thân thương đó chính là Mini Poodle. Chúng có kích thước trung bình 28 – 38cm và cân nặng từ 7 – 8kg. Đối với kích thước này ở nước ta dòng chó này không có nhiều phổ biến. 

Cũng giống như các anh em trong họ Poodle, Miniature Poodle cũng rất thông minh và tinh nghịch. Ngoài những bài tập luyện đơn giản chủ nhân có thể dạy chúng những bài nâng cao, có độ khó cao hơn. Sự tiếp thu và trí nhớ của các bé này sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy. 

Xét về tính cách, chó Miniature Poodle rất năng động, vui vẻ, hoạt bát, ưa nịnh, thích được chủ âu yếm, vuốt ve. Chúng sẽ buồn nếu như bị nhốt cả ngày ở nhà hay giam cầm trong chuồng quá lâu. Vậy nên khi có thời gian bạn hãy chăm sóc chúng thật nhiều, cùng vui chơi. Các bạn Miniature Poodle sẽ đáp lại tình cảm của chủ nhân đồng thời thể hiện sự trung thành của mình.

Tuy nhiên nếu bạn nuông chiều quá mức sẽ khiến các bé Miniature Poodle mắc tính xấu. Hãy tập và dạy cún yêu làm bạn với các vật nuôi khác bởi chúng cũng hay nhút nhát, rụt rè. 

Mỗi một bé Miniature Poodle có tuổi thọ trung bình từ 12 – 15 năm. Mỗi một lứa có thể sinh trung bình khoảng 5 con. Cũng giống như nhiều loại Poodle khác giống chó này có nhiều màu khác nhau như đen, trắng, nâu, kem, xám, bạc, xanh….. 

Chó Miniature Poodle – Đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá (2022)
Miniature Poodle rất năng động, vui vẻ, hoạt bát, ưa nịnh, thích được chủ âu yếm, vuốt ve

Một vài tên gọi khác của Poodle

Chó Poodle là giống chó săn có nguồn gốc ở Châu Âu. Khi xuất hiện ở nước ta chúng nhận được nhiều tình cảm của mọi người, nhất là những người yêu chó cảnh bởi vẻ ngoài xinh xắn, dễ thương. Poodle rất được ưa chuộng bởi tính dễ thương, dễ gần, dễ nuôi và đặc biệt là phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. 

Chó Poodle được gọi với nhiều tên khác nhau. Có thể kể đến như Caniche, Xương sống, Chien Canne, Caniche Moyen, Barboncino Miniatura, Chó Poodle Pháp, Pudel, Zwergpudel.

Tính cách chó Miniature Poodle

Tính cách của những chú chó Miniature Poodle được thể hiện thông qua những chi tiết cụ thể dưới đây: 

Thông minh

Sở hữu tính cách vui vẻ, hoạt bát cùng sự thông minh vượt trội nên những bé cún Miniature Poodle nhanh chóng chiếm được nhiều tình cảm của những người yêu chó cảnh. Đồng thời trở thành người bạn thân thiết đối với con người. Trí thông minh của loài chó này được xếp trong danh sách top 2 giống chó thông minh nhất thế giới (sau Border Collie). 

Miniature Poodle rất thông minh, trước khi trở thành vật nuôi phổ biến hiện nay chúng là những nghệ sĩ biểu diễn xiếc chuyên nghiệp. Các bé cún này luôn mang đến cho khán giả những phút giây giải trí tuyệt vời nhất. Chỉ cần ngắm nhìn dáng vẻ lúc đi của chú chó này cũng khiến ta thích thú. Việc nuôi những con vật đáng yêu, ngộ nghĩnh như Miniature Poodle là sự lựa chọn phù hợp nhất. 

Chó Miniature Poodle – Đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá (2022)
Miniature Poodle có tính cách vui vẻ, hoạt bát cùng sự thông minh vượt trội

Gần gũi với chủ

Nếu Miniature Poodle thường xuyên bị nhốt trong nhà hay cũi cả ngày sẽ khó có thể sống vui vẻ. Chúng muốn trở thành một thành viên trong gia đình của chủ nhân. Tình cảm giữa người nuôi và Poodle sẽ trở nên gắn bó, thân thiết hơn nếu như bạn dành cho chúng nhiều thời gian. Việc chơi đùa, chăm sóc, vuốt ve âu yếm sẽ gia tăng lòng trung thành của Miniature Poodle đối với chủ nhân. 

Tuy nhiên nếu bạn nuông chiều các bé cún này một cách thái quá sẽ khiến chúng trở nên nóng nảy, xấu tính. Các bé khi không được quan tâm, huấn luyện tốt sẽ lo lắng, nhạy cảm, không thân thiện với người lạ. Bên cạnh đó, việc nảy sinh những hành vi tiêu cực là điều khó có thể tránh khỏi. 

Chó Miniature Poodle – Đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá (2022)
Tình cảm giữa người nuôi và Poodle sẽ trở nên gắn bó, thân thiết hơn nếu như dành cho chúng nhiều thời gian

Thân thiện, nhạy cảm

Miniature Poodle cũng rất khéo léo và biết cách làm quen với những giống thú cưng khác nhau. Chủ nhân chỉ cần huấn luyện bé cưng nhà mình làm thân với những vật nuôi trong nhà ngay từ khi còn nhỏ. Điều đó sẽ giúp cho chú chó này ngày một thân thiện và hoà đồng hơn. 

Tuy nhiên cho dù thực hiện theo phương pháp nào bạn cũng không nên đánh mắng hay nghiêm khắc một cách thái quá nhất. Bởi những chú chó Miniature Poodle khi đang nhỏ thường rất nhạy cảm. Các bé nếu bị căng thẳng sẽ bị chết vì rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày. Chính vì vậy bạn hãy tạo nên một không gian thoải mái và bình yên cho thú cưng của mình nhé. 

Hay sủa

Miniature Poodle có thể sủa liên tục trong thời gian dài nếu như không muốn cho ai đến gần mình. Trên thực tế thì chúng rất thông minh và tinh ý. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì bất thường các bé này sẵn sàng sủa ngay lập tức. Điều đó cho thấy chúng có thể giúp chủ nhà cảnh báo bất kỳ khi nào có thể. 

Chó Miniature Poodle – Đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá (2022)
Miniature Poodle có thể sủa liên tục trong thời gian dài nếu như không muốn cho ai đến gần mình

Những lưu ý khi chăm sóc chó Poodle

Việc chăm sóc cún cưng là điều cần thiết khi bắt tay vào việc nuôi. Tuy nhiên không phải cứ cho chúng ăn no, tắm sạch là được. Những lưu ý được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn trang bị cho mình kiến thức chăm sóc chó Poodle một cách đơn giản và hiệu quả nhất. 

Nhu cầu chải chuốt, chăm sóc lông, tai và răng

Miniature Poodle sở hữu vẻ bên ngoài đẹp, bắt mắt với bộ lông xù, ít rụng và không gây nên hiện tượng dự ứng. Trong mùa thay lông chúng sẽ ít và dường như không thay nhiều. Tuy nhiên để giúp lớp bảo vệ cho các bé luôn mềm mượt bạn nên đầu tự chăm sóc sao cho tốt nhất. 

Chó Miniature Poodle cần phải được chú ý cắt tỉa lông thường xuyên. Bởi nếu để lâu chúng có thể dài ra và bông xù cho kín cơ thể. Việc vệ sinh, chải chuốt và cắt tỉa thường xuyên sẽ giúp các bé trông gọn gàng và đáng yêu hơn. Cứ khoảng 4 – 6 tuần bạn nên cắt tỉa lông cho các cún một lần. 

Đối với việc cắt tỉa lông bạn có thể thực hiện ở nhà. Tuy nhiên cách tốt bạn nên đưa các bé đến tiệm thú cưng. Thợ chuyên nghiệp sẽ chải, tạo hình và cắt tỉa giúp cún yêu của bạn có một diện mạo hoàn toàn mới. Các bạn có thể yêu cầu họ có thể cắt dài – ngắn, cạo thành nhiều đoạn với những hình dạng khác nhau để tạo nên sự độc đáo. 

Bên cạnh cắt tỉa lông thì việc vệ sinh, khám tai, răng cũng là điều cần thiết bạn cần phải tiến hành làm thường xuyên cho bé cún nhà mình. Điều này sẽ loại bỏ ráy tai và kịp thời phát hiện những ổ nhiễm trùng trong ống tai nếu có. Nếu cần thiết hãy cắt ngắn móng chân nếu không trong quá trình vui chơi sẽ làm chủ nhân bị thương, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Răng miệng cũng phải được chải, vệ sinh hàng ngày. 

Chó Miniature Poodle – Đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá (2022)
Miniature Poodle sở hữu vẻ bên ngoài đẹp, bắt mắt với bộ lông xù, ít rụng

Điều kiện sống

Miniature Poodle thích hợp sống ở cả những căn hộ nhỏ, khu chung cư trong thành phố. Nếu được thường xuyên vận động các bé sẽ luôn giữ cho mình thái độ tốt và bình tĩnh. Chính vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi có ý định nuôi một bé Miniature Poodle ngay cả khi nhà mình chật chội, không có sân vườn. 

Nhu cầu vận động

Khi xác định nuôi một bé Miniature Poodle trong nhà bạn cần dành thời gian để đưa chúng đi dạo. Hãy luôn nhớ rằng các bé phải đi bên cạnh, phía sau hoặc song song với mình. Không nên để chúng đi trước mình bởi cách đi này sẽ khiến cún yêu nảy sinh tâm lý chúng là người dẫn đường, chỉ huy hay lãnh đạo. 

Cũng như nhiều giống chó cảnh khác, việc thường xuyên được đi ra ngoài dạo chơi, chạy nhảy vui đùa sẽ hạn chế được những tính năng nguyên thuỷ bên trong của nó. Việc không được đi ra ngoài thường xuyên sẽ khiến chúng nảy sinh nhiều hành vi bất thường, không kiểm soát được. 

Miniature Poodle rất thích được tận hưởng và trải nghiệm không khí thiên nhiên, sự rộng lớn của thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, hàng ngày bạn có thể cho chúng chạy nhảy trong sân rộng hay công viên. 

Chó Miniature Poodle – Đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá (2022)
Miniature Poodle rất thích được tận hưởng và trải nghiệm không khí thiên nhiên

Những vấn đề về sức khỏe

Chó Miniature Poodle rất dễ mắc phải một số bệnh như: 

  • Đục thủy tinh thể
  • Bệnh teo võng mạc (PRA) dẫn đến mù lòa
  • Bệnh tim, tiểu đường, động kinh
  • Nhiễm trùng tai
  • Dị ứng da 
  • Mất sắc tố sẽ khiến những chú Miniature Poodle có màu lông nâu chuyển sang xám. 

Chính vì vậy trong quá trình nuôi và chăm sóc để đảm bảo cho cún yêu của mình có một cơ thể khỏe mạnh bạn hãy đi chúng đi khám bệnh định kỳ nhé. 

Một số bệnh khác của Poodle bạn xem tại đây: 12 bệnh thường gặp ở chó Poodle, dấu hiệu và điều trị

 

Chó Miniature Poodle – Đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá (2022)
Những bé cún Miniature Poodle rất dễ bị nhiễm bệnh nếu không chăm sóc tốt

 

Giá bán chó Miniature Poodle trên thị trường

Poodle – Dòng chó cảnh đang được nhiều người yêu thích và nuôi ở nước ta hiện nay. Giá bán giống chó này nói chung và Miniature Poodle phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tiêu chí như nguồn gốc xuất xứ, kích thước, màu lông. 

Hiện nay Miniature Poodle không được bán nhiều ở nước ta. Nguyên nhân là thị hiếu của nhiều người thường chuộng những bé Poodle nhỏ như Teacup hay Tiny. Vậy nên nếu bạn muốn sở hữu một bé Miniature Poodle cần phải đặt hàng hoặc sang trực tiếp Thái Lan để chọn mua. Đối với những bé cún này sẽ có giá dao động từ 7 – 20 triệu VNĐ (tuỳ thuộc vào màu lông và kích thước). 

Đối với dòng chó Poodle nhập từ Mỹ, châu Âu thì chi phí sẽ cao hơn, dao động từ 40 – 80 triệu VNĐ. Tuy nhiên giá thành của những bé Miniature Poodle này sẽ không cố định mà có sự thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Vậy nên để đảm bảo mua được những bé cún chất lượng, độ thuần chủng cao bạn nên chọn các địa chỉ bán thú cưng nổi tiếng và uy tín. 

Chó Miniature Poodle – Đặc điểm, cách chăm sóc và bảng giá (2022)
Giá bán chó Miniature Poodle hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tiêu chí

Lời kết

Như vậy có thể nói, chó Miniature Poodle sở hữu sự đáng yêu, tinh nghịch, thông minh và lanh lợi giúp nhiều người có được cảm tình ngay lần gặp đầu tiên. Mong rằng những thông tin được Hello Thú Cưng chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loài chó cảnh này để từ đó chọn cho mình bé làm bạn đồng hành trong cuộc sống.

About The Author

Leave a Comment

Your email address will not be published.

Scroll to Top