Hiện nay việc nuôi trồng cây thủy sinh đã không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là các loại cây thủy sinh không cần co2. Đây là loại cây này vô cùng phù hợp với những người bận rộn hoặc mới bước vào vui thú trồng cây thủy sinh.
Vậy cây thủy sinh không cần co2 là thế nào và có lợi ích gì? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này nhé!
Cây thủy sinh không cần co2 là gì?
Cây thủy sinh không cần co2 là một loại cây sinh sống trong môi trường dưới nước (thông thường là nước ngọt). Chúng có thể được trồng một phần hoặc hoàn toàn cả thân trong nước, hoặc sinh trưởng một thời gian dài ở môi trường ẩm ướt như bùn lầy.
Cây thủy sinh có khả năng phát triển và tồn tại trong môi trường nước là nhờ khả năng dễ sinh tồn của chúng. Chúng chỉ cần một ít chất dinh dưỡng cùng ánh sáng (tự nhiên hay nhân tạo), ít hoặc thậm chí là không cần đến khí co2 để phát triển.
Một số tác dụng của cây thủy sinh đối với hồ cá
Làm đẹp hồ cá
Một chiếc hồ mà đơn thuần chỉ có cá thì thật trống trải làm sao. Thay vì vậy việc cung cấp một màu xanh hoặc đỏ từ cây thủy sinh sẽ góp phần cho hồ hài hòa và cân đối hơn rất nhiều.
Hấp thụ các chất độc gây hại
Có thể thấy cây thủy sinh không cần co2 rất cần thiết và quan trọng cho hồ cá. Với khả năng hấp thụ của mình, chúng sẽ lấy đi các chất độc hại như kim loại nặng, nitrat và giải phóng ra các chất có lợi. Các chất này sẽ giúp cải thiện chất lượng mức vi sinh trong hồ một các rõ rệt.
Cung cấp oxi cho cá
Cũng giống như thực vật trên cạn, các loại cây thủy sinh này sẽ hấp thụ các khí co2 mà cá đã thải ra và chuyển đổi thành khí oxi cho cá.
Nơi trú ẩn và sinh sản cho cá
Vì nhiều người sẽ chơi hồ cá với hệ sinh thái mở, có nghĩa là có nhiều chủng cá trong cùng một hồ. Vậy nên để cân bằng môi trường thì các cây thủy sinh sẽ được thêm vào và làm nơi trú ngụ cho các loại cá nhỏ hơn.
Các loại cây thủy sinh không cần co2 được ưa thích hiện nay
Cây Tiểu Bảo Tháp
Cây được điểm danh đầu tiên trong top các cây thủy sinh không cần co2 chính là cây Tiểu Bảo Tháp. Đây là loài cây vô cùng dễ trồng với những ưu điểm như dễ dàng đâm rễ, sinh trưởng nhanh và phát triển rất tốt trên mặt nước.
Với các tầng lá tỏa ra xung quanh điểm thêm màu sắc vô cùng xanh mát, cây Tiểu Bảo Tháp vô cùng phù hợp để trồng trong các bể nhỏ, chậu cảnh và được dùng làm hậu cảnh trong hồ thủy sinh. Nếu muốn nhân ra thêm cây con, bạn chỉ việc cắt một phần thân chúng và cắm vào nền hồ, chúng sẽ tự đâm ra rễ và phát triển nên một cây non mới.
Tuy nhiên Tiểu Bảo Tháp là loài cây ưa sáng nên phải đặc biệt chú trọng về mặt ánh sáng, bạn nên trang bị các đèn thủy sinh chuyên dụng nếu trồng trong nhà hoặc tại ban công ít nắng. Vấn đề khác cần lưu ý chính là nhiệt độ, loài cây này sẽ chậm phát triển và héo dần đi nếu gặp nhiệt độ quá cao. Vì vậy mức nhiệt độ tối ưu sẽ là từ 21-24 độ C.
Rong La Hán
Có hai loại Rong La Hán (Cabomb), đó là la hán xanh và la hán đỏ. Chúng thường sinh sống và phát triển tại các ao suối, đầm lầy và các kênh nước ngọt, vì vậy chúng có khả năng thích nghi rất tốt để dùng làm cây thủy sinh không cần co2. Tuy nhiên nếu bạn có thể cung cấp một lượng ít co2 cho chúng, rong la hán sẽ phát triển vô cùng tốt.
Loài cây này sẽ mọc thẳng dần lên cao mỗi khi lớn dần, vì vậy chúng sẽ rất thích hợp để đặt làm hậu cảnh cho hồ cá của bạn ở nhiều kích thước. Thêm vào đó, loài cây này chỉ yêu cầu lượng ánh sáng ở mức trung bình.
Mẹo trồng cây Rong La Hán (đặc biệt là la hán đỏ), bạn nên bổ sung sắt và phân nước, có như vậy rong mới dễ lên màu đỏ. Bạn có thể cân nhắc phân Seachem Iron (một dạng phân chuyên dùng cho cây thủy sinh) để sử dụng cho cây của bạn.
Rong Đuôi Chó
Rong Đuôi Chó (pháp danh tiếng anh là Anacharis Densa) là cây tiếp theo được điểm danh trong danh sách các loại cây thủy sinh không cần co2. Loại rong này phù hợp để trồng ở các bể trong nhà hoặc ở các hồ lớn ngoài trời, gợi ý cho bạn là trồng ngoài trời rong đuôi chó sẽ phát triển tốt hơn hẳn đấy. Nếu bạn vẫn muốn nuôi trong nhà thì nên chọn loại bể thủy sinh có kích thước lớn, vì đặc tính rong đuôi chó sẽ phát triển vô cùng nhanh chóng.
Rong đuôi chó đóng góp rất lớn cho sự sinh trưởng của bể thủy sinh. Chúng sẽ tiết ra một chất kháng sinh có khả năng ngăn chặn tảo lục bằng cách hấp thụ lượng lớn chất dinh dưỡng từ nước.
Một số người sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa cây tiểu bảo tháp và cây rong la hán kể trên với cây rong đuôi chó này vì các tầng lá tỏa ra tương tự nhau. Tuy nhiên phần tán lá của rong đuôi chó khá nhỏ, trong khi tán lá những cây còn lá sẽ mọc xen kẽ nhau và khá dày.
Cây Lưỡi Mác
Cây Lưỡi Mác, hay còn được gọi là cây Lan Muỗng (danh pháp là Echinodorus Amazonicus), là loại cây được biết đến với kích thước khá lớn. Bên cạnh việc được biết đến là loại cây thủy sinh không cần co2, lưỡi mác còn có những ưu điểm khác như không yêu cầu phân nền, nhu cầu ánh sáng trung bình và chế độ dinh dưỡng thấp nhưng vẫn đảm bảo tốc độ phát triển nhanh.
Lưỡi mác có thể được trồng trong môi trường ngập nước hoặc chỉ cắm chìm một phần rễ trong nước. Cây lưỡi mác còn được chú ý nhờ những nụ hoa bé màu trắng nhị vàng của chúng, vì vậy nếu bạn muốn ngắm hoa thì hãy cung cấp đủ sáng hoặc trồng chúng ngoài trời.
Một điều nhỏ cần lưu ý là bạn không nên bón phân nitrat cho cây lưỡi mác như các loại cây thủy sinh khác, vì lá cây lưỡi mác sẽ chuyển sang màu nâu hoặc đen khi tiếp xúc nitrat.
Cây Dương Xỉ Java
Dương xỉ Java hay còn gọi là dương xỉ thường (tên tiếng anh là Java Fern), là loại cây thủy sinh có các điều kiện khá tương tự cây lưỡi mác. Nhược điểm là chúng lại phát triển chậm hơn lưỡi mác nhiều, thậm chí còn chậm hơn cả rêu. Tuy nhiên sức sống của dương xỉ rất cao, lại còn đa dạng kích thước nên bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn để trang trí cho hồ của mình.
Một vài loại dương xỉ cần có thời gian để có thể thích nghi với môi trường mới, vì vậy chúng có thể sẽ không phát triển ở vài tuần đầu tiên. Nhưng một khi đã thích ứng, dương xỉ có thể phát triển đến độ cao 30cm và lá rộng đến 15cm. Cây dương xỉ java rất thích hợp để làm cây tiền cảnh hậu cảnh hoặc trung cảnh trong hồ.
Một điều phải lưu ý khi trồng loại cây này bạn không nên cắm thẳng chúng xuống đất nền, điều này sẽ là thối thân và chết cây. Thay vào đó, bạn có thể buộc chúng lên đá hoặc lũa thủy sinh, đồng thời tránh cho tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng để tránh trường hợp lá dương xỉ sẽ bị đen.
Cây Xương Cá
Ứng viên sáng giá tiếp theo được điểm danh trong danh sách này chính là cây xương cá. Như tên gọi, chúng có vẻ ngoài khá đặc sắc trông như xương của một chiếc đuôi cá. Tuy nhiên loài cây này lại rất khắt khe về điều kiện môi trường sống, như yêu cầu cao về ánh sáng, nguồn dinh dưỡng cao vì khả năng hấp thụ tốt của chúng. Nhưng cũng nhờ vào khả năng hấp thụ này mà chúng rất phù hợp để trồng cho các bể, hồ bị dư chất dinh dưỡng.
Một gợi ý là nếu bạn muốn lá cây lên nhanh và bung xòe thì hãy bổ sung thêm 1 ít co2 cho chúng, có như vậy thân cây sẽ vươn rất cao và xòe lá rộng xung quanh. Bạn cũng nên chú ý về độ pH trong nước (trong khoảng 5.0-8.0) để đảm bảo sự phát triển của cây.
Rêu (Java, Willow Moss, Minifiss)
Và tất nhiên, nếu đã nói đến cây thủy sinh không cần co2 thì không thể không nhắc đến các loại rêu thủy sinh. Loài rêu thủy sinh sẽ tạo ra một lớp nền xanh rậm ngay dưới đáy hồ, cải thiện cho bố cục hồ đẹp mắt và bớt trống trải hơn.
Có rất nhiều loại rêu thủy sinh trên thị trường được nhiều người yêu thích, ví dụ như rêu Java, rêu minifiss, rêu weeping,… Loài rêu này có thể trồng được ở các nơi ẩm thấp như vùng nước lợ và yêu cầu ánh sáng vừa phải. Đặc biệt loài này có sức sống rất mạnh mẽ trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Cần lưu ý là rêu thủy sinh không ưa kim loại nặng, đặc biệt là kim loại Fe (Sắt). Nếu môi trường nước có nhiều sắt, bạn nên bổ sung thêm các loại nền như ADA, gex xanh vì chúng có thể hấp thụ các kim loại sắt dư thừa rất tốt.
Ráy Lá Nhỏ
Cây ráy lá nhỏ, hay còn được gọi là cây na na (bắt nguồn từ tên tiếng anh Anubias nana) là loài cây có vẻ ngoài khá nhỏ nhắn với những chiếc lá nhỏ bé bé mọc đều nhau. Vì vẻ ngoài đó nên cây ráy nhỏ sẽ rất phù hợp tại vị trí tiền cảnh khi trang trí cho hồ thủy sinh.
Tuy nhiên loài cây này có khả năng chịu sáng yếu và phát triển khá chậm, vì vậy bạn nên buộc chúng cố định vào đá hoặc lũa để dễ phát triển. Đặc biệt về mức phosphate của cây ráy lá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa và hiện tượng tảo đốm trên chúng, bạn nên lưu ý vấn đề này. Mức phosphate cao sẽ giúp chúng ra hoa, đồng thời hạn chế tảo đốm khi được kết hợp với sắt và phân bón.
Bèo Nhật
Nếu bạn đang tìm một loại cây có thể nổi trên mặt nước để làm nơi trú ẩn cho cá trong hồ thì không thể không nhắc đến bèo Nhật (danh pháp tiếng anh là Limnobium laevigatum). Chúng có dạng lá tròn với cấu tạo rễ mọc cắm dài, mang lại nét tự nhiên cổ kính cho hồ của bạn.
Loài bèo Nhật này cũng tương tự như các loại bèo dễ trồng khác, chúng không cần hoặc chỉ cần rất ít co2. Môi trường phù hợp nhất cho loại bèo này là nước tĩnh, yêu cầu độ sáng phù hợp và đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng. Chỉ cần cung cấp đủ các điều kiện trên, bèo Nhật sẽ sinh trưởng rất nhanh chóng, lá đâm ra nhiều và nếu may mắn hoa cũng sẽ nở.
Cây hẹ thủy sinh
Hẹ thủy sinh là một loài nằm trong các cây thủy sinh có hoa. Bên cạnh các ưu điểm như dễ trồng và sinh sản nhiều, hẹ thủy sinh có thể lên đến kích thước 183cm. Vì vậy việc thường xuyên cắt tỉa lá của chúng là vô cùng cần thiết.
Đối với loại hẹ thủy sinh này, bạn nên lựa chọn các bể có kích thước lớn. Hẹ thủy sinh rất dễ thích ứng, bạn có thể lựa chọn nhiều loại chất nền như sỏi, cát hay phân nền.
Tuy nhiên cần lưu ý hẹ thủy sinh sẽ giảm sinh trưởng nếu sống trong môi trường nước có tính axit, vì vậy bạn nên xem xét đến độ pH trong nước nhé.
Cây súng thủy sinh
Súng Thủy sinh là loại cây có nguồn gốc từ Việt Nam nên vô cùng phổ biến là dễ kiếm. Nếu có ý định đổi mới hồ thủy sinh của bạn chỉ từ một màu xanh chán ngắt, bạn nên cân nhắc đến súng thủy sinh vì màu vẻ ngoài đỏ tím đặc sắc của chúng.
Đây là loài cây có khả năng phát triển rất mạnh mẽ ở cả hai môi trường trên cạn và dưới nước. Khi được đáp ứng các điều kiện về nhiệt độ mát, nguồn dinh dưỡng tốt, chỉ trong vài ngày ở trong môi trường ngập nước chúng sẽ ra lá con. Hoặc có thể nở hoa và kết hạt ở môi trường bán cạn.
Cây ráy thủy sinh
Ráy thủy sinh là loài cây có nguồn gốc thuộc họ Araceae, phân bố chủ yếu tại những vùng khí hậu ẩm. Chúng lần đầu tiên được phát hiện ngay tại Châu Phi.
Bộ rễ của ráy thủy sinh có khả năng bám cố định vào các thân gỗ. Tuy nhiên bộ rễ này sinh trưởng rất nhanh và dày, vì vậy để tránh hiện tượng thối rễ bạn nên chăm sóc và cắt tỉa chúng định kỳ.
Ráy thủy sinh chỉ yêu cầu mức ánh sáng đầy đủ để có thể phát triển tốt màu sắc trên lá. Ngoài ra bên nên buộc chúng cố định vào đá hoặc lũy để cây dễ đâm chồi. Dưới điều kiện môi trường 23-29 độ C, ráy thủy sinh có thể đạt đến chiều cao trung bình từ 5-45cm.
Cây thủy cúc
Cây thủy cúc, được biết với tên tiếng anh là Water Wisteria (danh pháp khoa học là Hygrophila Difformis), là loại cây sống phổ biến tại các vùng đầm lầy châu Á. Vẻ ngoài của chúng tạo thành một chùm mang đến sự mềm mại vô cùng đẹp, vậy nên thường được ứng dụng làm hậu cảnh cho bể thủy sinh.
Yêu cầu về điều kiện môi trường của cây thủy cúc không cao, chỉ cần cung cấp ánh sáng trung bình là chúng đã có thể sinh trưởng và phát triển vô cùng tốt. Cũng chính vì khả năng lớn nhanh này mà chúng sẽ phù hợp với môi trường hồ lớn hơn. Bạn chỉ cần cắt cắm xuống nền đất là chúng sẽ tự đâm chồi và mọc ra thành chùm lớn.
Lời kết
Như vậy bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về một số loài cây thủy sinh không cần co2 phổ biến và dễ trồng. Hy vọng bạn đã có những lựa chọn cây thủy sinh ưng ý để có thể thỏa mãn niềm đam mê của mình nhé.