Hiện nay khi nuôi cá cảnh thì không thể thiếu cây thủy sinh và việc chọn được loại cây thủy sinh thích hợp cho bể cá của mình là một điều không dễ dàng. Cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin về cây thủy sinh và các loại cây thủy sinh qua bài viết sau.
5 Lợi ích của cây thủy sinh trong hồ cá
Là nơi trú ẩn của cá
Trú ẩn ở dưới các cây thủy sinh là sở thích cũng như là bản năng của các loại cá cảnh, đặc biệt là những con cá yếu hơn. Đây sẽ là nơi giúp chúng an toàn hơn khi đối mặt với những đối thủ mạnh. Bên cạnh đó có nhiều loài cá cảnh sẽ đẻ cá ở trên lá của các loài cây thủy sinh vậy nên việc trồng cây thủy sinh sẽ giúp cá sinh sản tốt hơn.
Loại bỏ tảo và rong rêu
Tảo và rong rêu luôn là vấn đề nan giải khi nuôi cá cảnh, không chỉ làm mất mỹ quan mà còn có thể làm ô nhiễm nguồn nước. Các cây thủy sinh khi trồng trong bể hay hồ cá có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt, kali, nitrat,…làm hạn chế đi sự phát triển của tảo và rong rêu. Khí CO2 cần thiết cho cây thủy sinh phát triển cũng là yếu tố giúp hạn chế tảo và rong rêu.
Để có thể có hiệu quả một cách tốt nhất bạn nên chọn những cây thủy sinh có tốc độ phát triển nhanh để có thể cạnh tranh được với rêu tảo trong việc hấp thụ dinh dưỡng, ví dụ như dương xỉ, bèo Nhật,…Tuy nhiên nếu bạn muốn trồng các loại cây thủy sinh phát triển chậm như ráy, trầu bà,… thì bạn nên loại bỏ tảo và rong rêu ngay khi chúng mới xuất hiện và nên thay nước thường xuyên vì có thể cây thủy sinh sẽ không thể cạnh tranh được với rêu tảo trong việc hấp thu chát dinh dưỡng.
Cung cấp lượng Oxy cho cá
Cây thủy sinh tuy là được trông ở dưới nước tuy nhiên quá trình quang hợp của chúng không khác gì so với các loại cây khác, đó là hấp thụ khí CO2 và nhả ra khí Oxi. Vì vậy khi trồng cây thủy sinh trông bể cá có thể cung cấp thêm lượng oxi cho cá. Tuy rằng người ta có thể cung cấp oxi cho cá thông qua máy móc nhưng thực vật bão hòa oxi sẽ rất có lợi cho sự phát triển của cá cảnh.
Đóng vai trò của một hệ thống lọc nước
Cây thủy sinh có thể hấp thụ và tiêu diệt các chất thải được tạo ra từ thức ăn thừa, các loại thủy sinh vật thậm chí các các loại kim loại có trong nước. Bên cạnh đó cây thủy sinh còn giúp các loại vi khuẩn có lợi có thể phát triển tốt hơn, cung cấp thêm các hệ thống lọc sinh học cho bể cá.
Nếu bạn dùng các hệ thống lọc nước thì sẽ phải vệ sinh sau một thời gian để máy có thể hoạt động được trơn tru và thuận lợ tuy nhiên cây thủy sinh thì lại khác, chỉ cần cây còn phát triển thì quá trình lọc sẽ hoạt động không ngừng nghỉ.
Độ thẩm mỹ cao
Ngoài những tác dụng đã kể trên thì trông cây thủy sinh còn mang đến cho bể cá của bạn một vẻ đẹp tự nhiên, giúp cho ngôi nhà của bạn hài hòa hơn.
Các loại cây thủy sinh thường được trồng trong hồ cá
Bèo Nhật
Bèo Nhật là một cây thủy sinh thuộc họ bèo, thường sống và phát triển rất nhanh trong những môi trường nước tĩnh. Thông thường lá bèo sẽ nổi trên mặt nước, có thể hút các chất độc và các chất thải có trong nước giúp cho môi trường nước trong lành hơn.
Ngoài ra vì bèo Nhật nổi trên mặt nước nên sẽ cung cấp bóng mát và chổ trú ẩn cho các loài cá trong bể rất tốt.
- Nhiệt độ thích hợp: 15-32 độ C
- Ánh sáng: trung bình-cao
- Đội pH: 6-8
Trân châu ngọc trai
Trân châu ngọc trai là một loại cây thủy sinh có kích thước khá nhỏ, cao khoảng 3-5 cm, thường được tìm thấy ở châu Âu hoặc các vùng thuộc Đông Á.
- Nhiệt độ thích hợp: 22-27 độ C
- Độ pH: 5-7
- Yêu cầu ánh sáng: trung bình- cao
Rong la hán
Rong la hán là một cây thủy sinh sống ở môi trường nước ngọt, được tìm thấy nhiều ở các ao hồ, đầm lầy, sông suối,…Hiện nay có hai loại rong la hán được bán trên thi trường, đó là rong la hán đỏ và rong la hán xanh.
- Nhiệt độ thích hợp: 14-28 độ C
- Độ pH: 5-7
- Yêu cầu ánh sáng: trung bình
Rêu thủy sinh
Đây là một loại cây thủy sinh không thể thiếu trong các bể cá hay hồ thủy sinh. Rêu thủy sinh có thể giúp trang trí tạo cảm giác mềm mại cho không gian của bể cá. Một số loại rêu thông dụng hiện nay như: rêu Mini Taiwan, rêu MiniFiss, rêu Weping,…
Cây lưỡi mèo thủy sinh
Cây lưỡi mèo thủy sinh có thân hình thon nhỏ, lá cây dài khoảng 10-50cm, thường được trồng ở các bể cá lớn. Cây thủy sinh này dễ trồng và dễ chăm sóc nên được nhiều người lựa chọn cho bể cá của mình.
- Nhiệt độ thích hợp: 18-30 độ C
- Độ pH: 5-8
- Yêu cầu ánh sáng: trung bình
Dương xỉ thủy sinh
Đây là một cây thủy sinh có thân cứng, thích nghi tốt với môi trường khác nhau. Dương xỉ thủy sinh khá dễ trong chăm sóc, không yêu cầu cao về dinh dưỡng.
- Nhiệt độ thích hợp: 20-30 độ C
- Độ pH: 6-8
- Yêu cầu ánh sáng: thấp
Liễu răng cưa
Cây liễu răng cưa là một cây thủy sinh có nguồn gốc từ Ấn Độ, khá hiếm trong thị trường cây thủy sinh. Ở môi trường và nhiệt độ khác nhau thì cây liễu răng cưa sẽ có màu khác nhau, tuy nhiên thông thường cây sẽ có màu xanh.
- Nhiệt độ thích hợp: 18-30 độ C
- Độ pH: 5-8
- Yêu cầu ánh sáng: trung bình
Cỏ thuỷ sinh
Cây cỏ thủy sinh hay còn gọi là cỏ thìa là một loại cây lá xếp thường được trồng khá nhiều trong các bể thủy sinh. Nếu cung cấp đủ ánh sánh và chất dinh dưỡng cây có thể phát triển nhanh và bung xòe các lá ra rất đẹp.
Rau má hương
Rau má hương là một loại cây thủy sinh thông dụng trên thị trường hiện nay, tuy có vẻ ngoài khá nhỏ và yếu ớt tuy nhiên rau má hương lại có sức sống mạnh. Thường được tìm thấy ở các khu vực của châu Á và châu Mỹ.
- Nhiệt độ thích hợp: 18-27 độ C
- Độ pH: 5-7
- Yêu cầu ánh sáng: trung bình
Ráy thủy sinh
Cây ráy thủy sinh có thể phát triển khá tốt ở trong các tầng nước khác nhau, vậy nên bạn có thể trồng cây thủy sinh này ở bất cứ đâu trong bể cá. Yêu cầu về dinh dưỡng không quá cao tuy nhiên bạn vẫn nên bổ sung một lượng cần thiết để cây ráy thủy sinh có thể phát triển tốt.
- Nhiệt độ thích hợp: 18-30 độ C
- Độ pH: 6-8
- Yêu cầu ánh sáng: thấp
Cây Vảy Ốc thủy sinh
Cây Vảy Ốc thủy sinh có nguồn gốc từ Đông Nam Á, có thể phát triển tốt trong môi trường thiếu CO2. Cây có chiều cao khoảng 20-50 cm, tán lá rộng khoảng 3 cm, vì tốc độ phát triển khá nhanh nên cây Vảy Ốc thủy sinh thường được trồng ở phần trung hậu cảnh của hồ thủy sinh.
- Nhiệt độ thích hợp: 22-28 độ C
- Độ pH: 6-8
- Yêu cầu ánh sáng: cao
Diệp Tài Hồng
Là một loài cây thủy sinh có nguồn gốc từ châu Á, Diệp Tài Hồng đang được trồng khá phổ biến vì dễ trồng và không cần chăm sóc nhiều. Lá cây có hình trứng và màu hồng cam rất đẹp, đây cũng là lý do mà cây Diệp Tài Hồng được lựa chọn nhiều.
- Nhiệt độ thích hợp: 18-38 độ C
- Độ pH: 5-7
- Yêu cầu ánh sáng: trung bình
Rong đuôi chó
Rong đuôi chó có hình dạng giống như một chiếc đuôi chó, cây thủy sinh này có hình dạng mềm, có thể uốn lượn theo dòng nước rất đẹp. Rong đuôi chó có sức sống mạnh, khá dễ trồng và chăm sóc. Cây không cần lớp nền, không yêu cầu cao về dinh dưỡng tuy nhiên cây phát triển nhanh nên bạn sẽ phải thường xuyên cắt tỉa cành.
Cây Thủy Cúc
Cây thủy cúc là một loài cây thủy sinh thích hợp cho những người mới bắt đầu trồng cây thủy sinh vì nó khá cứng cáp và dễ sống. Khi trồng cây thủy cúc ngoài việc giúp cho cá có thể có nơi trú ẩn thì còn mang đến cho bể cá một tấm phông nền xanh tươi.
- Nhiệt độ thích hợp: 20-30 độ C
- Độ pH: 6.5-8
- Yêu cầu ánh sáng: trung bình
Cây lan nước
Đây là một trong những cây thủy sinh có hoa được tìm thấy ở nước ta, thường sống ở các ao hồ hay đầm lầy. Lá cây có hình bầu dục với đầu lá nhọn, mọc ra từ rễ, cuống lá có thể dài tới 50cm. Tuy rằng thuộc loại cây thủy sinh có hoa tuy nhiên cây lan nước lại hầu như không ra hoa và được nhân giống bằng cách tách rễ.
Tham khảo: Cây lan nước – Những điều cần lưu ý khi trồng cây lan nước
- Nhiệt độ thích hợp: 18-30 độ C
- Độ pH: 6.5-7.5
- Yêu cầu ánh sáng: thấp
Rêu Phượng Vĩ Đài
Cây Rêu Phượng Vĩ Đài có hình dạng như một viên đá được phủ đầy rêu xanh, đây là một loại cây thủy sinh dễ trồng và chăm sóc. Cây rêu Phượng Vĩ Đài là nơi ẩn náu ưa thích của các loại tôm và cá con.
- Nhiệt độ thích hợp: 18-28 độ C
- Độ pH: 5-7.5
- Yêu cầu ánh sáng: thấp- trung bình
Trân châu nhật
Trân châu Nhật là một loại cây thủy sinh tiền cảnh được khá nhiều người yêu thích và có thể trồng ở các bể cá nhỏ và lớn. Cây có chiều cao khoảng 1-5 cm, tán lá khoảng 3 cm. Cây trân châu Nhật phát triển và lan rộng khá nhanh, không cần chăm sóc quá nhiều. Màu sắc xanh tươi mang đến cho bể cá của bạn một không gian tươi mát.
- Nhiệt độ thích hợp: 22-26 độ C
- Độ pH: 4.5-7
- Yêu cầu ánh sáng: trung bình
Cây hẹ thẳng
Đây là một trong những loại cây thủy sinh dễ trồng và chăm sóc nhất, chúng thường sẽ mọc và tạo thành một nền xanh dài trong bể cá của bạn, cây hẹ thẳng thủy sinh có thể phát triển tốt trong các lớp nền như sỏi, cát, đá,…
Cây hệ thẳng có thể cung cấp bóng râm và chỗ ẩn náu cho các loại cá nhiệt đới nhỏ, bên cạnh đó còn có thể giúp cá bớt căng thẳng hơn.
- Nhiệt độ thích hợp: 18-28 độ
- Độ pH: 6.5-8.5
- Yêu cầu ánh sáng: trung bình
Trân Châu Cuba
Trân châu Cuba có nguồn gốc từ Cuba, có kích thước khá nhỏ chỉ cao khoảng 3-5cm có màu sắc khá sẫm vậy nên có thể phân biệt dễ dàng với các loại cỏ trân châu khác. Cây thích hợp trồng trong những bể nuôi cá nhỏ và sẽ phát triển tốt hơn nếu trong bể có nhiều cá.
- Nhiệt độ thích hợp: 20-28 độ C
- Độ pH: 6-8
- Yêu cầu ánh sáng: trung bình
Cây ổ sao cánh
Cây ổ sao cánh là cây thủy sinh có thân rễ dạng tóc, lá cây màu xanh đậm với chiều dài khoảng 20 cm và chiều rộng là 4cm. Vì lá cây khá dễ gãy cho nên khi trồng trong bể cây ổ sao cánh thường được buộc chặt vào đá hoặc vật nặng. Cây khá dễ trồng và chăm sóc, có thể phát triển tốt ở những nơi thiếu ánh sáng.
Cây tiêu thảo
Cây tiêu thảo là một loại cây thủy sinh có thể trồng trong các bể của các loài cá lớn mà không sợ bị cá ăn cây. Rễ của cây tiêu thảo khá lớn nên không sợ bị bật gốc khi bị các loại cá lớn lôi kéo.
- Nhiệt độ thích hợp: 18-30 độ C
- Độ pH: 6-8
- Yêu cầu ánh sáng: thấp
Súng thủy sinh
Cây súng thủy sinh là một loài cây khá quen thuộc với người Việt Nam, cây có hoa đẹp và có mùi thơm, rất dễ trồng cũng như chăm sóc vì cây thích ứng nhanh trong các môi trường khác nhau.
- Nhiệt độ thích hợp: 18-30 độ C
- Độ pH: 6-8
- Yêu cầu ánh sáng: cao
Bucep thuỷ sinh
Đây là một loại cây thủy sinh có nguồn gốc từ Indonesia, cây có dáng lá hẹp và có màu nâu nhạt. Cây có thể thích nghi tốt với một môi trường mới, tuy nhiên nếu như nhiệt độ nước quá cao (29-31 độ C) sẽ dễ khiến cây bị rữa ngọn.
- Nhiệt độ thích hợp: 22-24 độ C
- Độ pH: 6-8
- Yêu cầu ánh sáng: trung bình
Tham khảo: Bucep thủy sinh là cây gì? Cách trồng và chăm sóc đơn giản, hiệu quả.
Hướng dẫn các bước trồng cây thủy sinh
Cách ly và xử lý các loại cây thủy sinh trước khi trồng
Các loại cây thủy sinh mới mua về có thể sẽ mang theo các loại vi khuẩn, mầm bệnh hoặc các động vật có hại cho bể cá như ốc, tôm,..việc cách ly và xử lý cây thủy sinh trước khi trồng sẽ giúp loại bỏ các nguy hiểm này. Bạn có thể xử lý cây thủy sinh như sau:
- Pha dung dịch thuốc tẩy và nước với tỷ lệ 1-19, ngâm cây thủy sinh trong hỗn hợp này khoảng 2-3 phút, sau đó rửa thật sạch với nước rồi cho cây vào nước đã được khử clo.
- Để loại bỏ các loại ốc, sau khi mua về bạn nên ngâm cây thủy sinh vào nước muối. Pha khoảng 240 ml muối chuyên dụng cho bể cs hoặc có thể dùng muối kosher cùng 4 lít nước, sau đó nhúng cây thủy sinh vào dung dịch trong khoảng 15-20 giây, không nên ngâm cả phần rễ cây. Bạn phải đảm bảo là cây đã được rửa sạch sẽ trước trồng vào bể.
- Thời gian cách ly trước khi cho cây thủy sinh vào bể là khoảng 1 tuần.
Lót các vật liệu nền phù hợp với cây thủy sinh xuống đáy bể và rải sỏi
Lớp nền là những vật liệu để có thể phủ xuống đáy bể, khi trồng cây thủy sinh bạn nên chọn lớp nền giàu dinh dưỡng để cây có thể phát triển tốt hơn, tuy nhiên loại này sẽ có giá thành khá đắt. Khi lót các vật liệu nền xong bạn nên rải thêm một lớp sỏi để tránh việc nước bị khuấy đục. Một số loại nền thường dùng khi trồng cây thủy sinh như:
- Seachem Flourite là loại nền có chứa tất cả các chất ding dưỡng cần thiết và có khá nhiều màu sắc để bạn có thể lựa chọn.
- Đất sét và đá ong: được khá nhiều người lựa chọn để bổ sung dưỡng chất cho cây thủy sinh và giá thành khá rẻ. Tuy nhiên khi dùng đất sét và tổ ong bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để có thể ổn định được chúng khi cho vào bể.
- Aqua Soil : đây là lớp nền có chứa khá nhiều dưỡng chất cho cây thủy sinh, tuy nhiên thường sẽ làm cho độ pH trong nước giữ ở mức 7 vì vậy trước khi dùng loại này bạn nên tìm hiểu về nhu cầu về độ pH của loại cá mà bạn đang nuôi.
- Đặc biệt là sỏi sẽ không cung cấp dinh dưỡng cho cây thủy sinh khi sư dụng một mình.
Trồng những loại cây cần bám vào lớp nền giúp cây lấy chất dinh dưỡng
Một số loại cây thủy sinh sẽ cần bám rễ vào lớp nền để lấy các dưỡng chất cần thiết. Không nên cắm quá sâu rễ cây vào lớp nền để tránh lấp đi phần thân rễ của cây thủy sinh, nếu bị lấp mất phần này cây sẽ dễ bị chết. Khi trồng phải bảo đảm là các cây không cắm chồng lên nhau.
Khi bể cá ổn đinh sau một tuần bạn nên bắt đầu thả cá
Bạn nên để bể cá ổn định khoảng 1 tuần rồi hãy bắt đầu thả cá, vì đây sẽ là thời gian để bể cá trải qua quá trình tạo vi sinh mang lại một môi trường nước an toàn và ổn định hơn, giúp cho cá có thể dễ thích nghi và sống sót khi được nuôi trong môi trường mới.
Vậy nên bạn nên đợi cho bể cá sẵn sàng rồi hãy bắt đầu mua cá. Nếu đã mua cá rồi thì bạn cá thể nuôi ở trong một bể tạm.
Chăm sóc cây thủy sinh khi trồng trong hồ cá
Cách bón phân
Đa số cây thủy sinh không quá cần đến phân bón vì chất thải của cá cũng đã có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển. Tuy nhiên cây có thể phát triển tốt hơn nếu co phân bón. Một số cách bón phân như cho cây thủy sinh như sau:
Dùng fluorite để bón trực tiếp lên lớp nền để cung cấp dinh dưỡng và sắt cho cây thủy sinh
Nên đặt các loại phân nền ở gần rễ cây và phía dưới lớp nền, phần phân nền này có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trong vòng 2-3 tháng.
Nếu bạn thích dùng phân nước cho cây thủy sinh hơn thì có thể bón phân 1-2 lần 1 tuần, đây là loại phân thích hợp cho các loại cây thủy sinh có rễ không bám vào lớp nền.
Ánh sáng
Ánh sáng phù hợp sẽ giúp cây thủy sinh phát triển tốt và ổn định hơn. Tùy vào loại cây mà bạn muốn trồng cũng như độ cao của bể cá mà lượng ánh sáng cần cung cấp cho cây sẽ khác nhau. Có một số loại cây thủy sinh sẽ cần ánh sáng mạnh để phát triển, và đối với những loại bể cá cao thì cần phải bổ sung ánh sáng mạnh hơn để có thể xuyên qua nước tốt hơn.
Cắt tỉa cây
Đa số các loại cây thủy sinh đều mọc khá nhanh, ngoài ra những phần mọc ra bên ngoài sẽ dễ chết vì cây thủy sinh chỉ thích hợp sống trong nước vậy nên việc cắt tỉa cây là một việc rất cần thiết khi chăm sóc cây. Bạn có thể chọn những loại cây phát triển chậm để có thể tiết kiệm thời gian hơn.
Thay nước trong bể
Khi trồng cây thủy sinh, bạn nên định kỳ thay nước trong bể để có thể đảm bảo cho cây một môi trường sống khỏe mạnh. Đầu tiên bạn nên cạo sạch rong rêu bám trên thành bể cá, sau đó dùng ống siphon hút 10-15% lượng nước trong bể, nên chú ý đến lớp sỏi và các vùng quanh những vật được gắn cố định trong bể. Lượng nước bổ sung vào phải đảm bảo là nước sạch và đã được khử clo.
Những câu hỏi hay gặp về cây thủy sinh
Tại sao cây thủy sinh phát triển chậm?
Khi trông cây thủy sinh những cây phát triển chậm hoặc không phát triển có thể do một số nguyên nhân sau:
- Không đủ dưỡng chất cho cây: đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cây thủy sinh phát triển chậm. Nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho cây thủy sinh đó là từ lớp nền, tuy nhiên lớp nền này chỉ có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trong khoảng 2-3 tháng. Vậy nên nếu không thể bổ sung dưỡng chất kịp thời cây sẽ chậm phát triển.
- Hệ thống đèn trong bể cá không phù hợp: hệ thống đèn trong bể cá không chỉ có tác dụng để trang trí mà còn cung cấp ánh sáng cho cây thủy sinh có thể phá triển tốt hơn. Vậy nên khi hệ thống này không thích hợp hoặc gặp vấn đề sẽ khiến cây thủy sinh chập phát triển.
- Thiếu hụt lượng CO2: cây thủy sinh sẽ cần khí CO2 trong quá trình quang hợp hằng ngày như các loại cây khác cho nên khi thiếu CO2 sẽ làm quá trình phát triển của cây chậm lại. Vì vậy khi trồng cây thủy sinh trong bể cá bạn nên lắp thêm một thiết bị cung cấp CO2 để giúp cây phát triển tốt hơn.
- Nhiệt độ nước không phù hợp: mỗi loài cây thủy sinh sẽ thích hợp với một loại nhiệt độ riêng, vậy nên khi không có nhiệt độ thích hợp thì cây cũng rất khó để phát triển tốt được.
Cây thủy sinh nào dễ trồng mà không cần CO2?
Khi bạn không đủ thời gian cũng như tài chính để lắp đặt máy cung cấp CO2 những vẫn muốn trồng các loại cây thủy sinh thì những loại cây thủy sinh không cần CO2 là một lựa chọn tuyệt vời.
Một số loại cây thủy sinh không cần có CO2 mà vẫn có thể phát triển như: Dương xỉ Java, cây ráy thủy sinh, cây thủy sinh lưỡi mác, cây hẹ thủy sinh,…
Cây thủy sinh lọc nước cho bể cá?
Một số cây thủy sinh có thể lọc nước cho bể cá rất tốt mà bạn có thể tham khảo khi muốn trồng như: cây thủy trúc, cây lưỡi mác, cây bèo nhật, cây súng thủy sinh,…Tròng những loại cây thủy sinh này có thể giúp nước trong bể cá sạch hơn giúp cho cá trong bể có một môi trường sống an toàn hơn.
Cây thủy sinh mua ở đâu?
Bạn có thể mua cây thủy sinh ở các cửa hàng chuyên bán cây thủy sinh, một số của hàng mà bạn có thể tham khảo như:
Hà Nội:
- Thủy Sinh 4U: số 10, ngõ 48 đường Đàm Quang Trung, quận Long Biên, Hà Nội
- Sh Aquarium: số 24 đường Trương Công Định, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội
- Thủy Sinh Tím: cuối ngoc 26 phố Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh:
- Công ty Thủy Sinh Thủy Mộc: 122/4 Trần Tuấn Khải, F5, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
- Thủy Sinh Vũ: 59/12 Nguyên Hồng, F11, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
- Cá cảnh Cao Quý: 808 Trần Hưng Đạo, F7, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Cây thủy sinh giá bao nhiêu?
Giá bán của các cây thủy sinh hiện nay cũng khá rẻ, thường giao động từ 10-50 ngàn đồng/cây tùy loại. Ví dụ như:
- Cây đuôi chồn: 10-20 ngàn đồng/cây
- Cây thủy sinh trân châu: 15-20 ngàn đông/cây
- Cây dương xỉ lá hẹp: 45-50 ngàn đồng/cây,….
Lời kết
Qua những thông tin về cây thủy sinh được đề cập trong bài viết trên hi vọng bạn đã có thêm nhiều thông tin về cây thủy sinh và cách chăm sóc chúng đúng cách, giúp cho quá trình chăm sóc cây tốt hơn để cây thủy sinh có thể phát triển một cách khỏe mạnh.