Những chú chó Poodle sở hữu vẻ ngoài thông minh, kháu khỉnh và rất nhạy bén. Bởi vậy chúng trở thành dòng thú cưng được nhiều bạn trẻ cũng như các gia đình lựa chọn. Trước khi nuôi chúng ta cần mua đầy đủ các dụng cụ, đồ dùng cần thiết và tạo môi trường sống thích hợp. Đặc biệt bạn phải nắm rõ cách nuôi chó Poodle trong từng giai đoạn. Nhờ đó mới có thể đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thú cưng.
Chế độ dinh dưỡng đối với chó Poodle
Một trong những điều quan trọng nhất trong cách nuôi chó Poodle là cung cấp chế độ dinh dưỡng cần bằng và khoa học. Dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi sẽ giúp chú cún có sự phát triển toàn diện nhất, nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả.
Đối với chó Poodle 2 tháng tuổi
Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, chó Poodle cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Bởi lúc này chúng mới cai sữa mẹ và bắt đầu tập ăn. Bên cạnh đó hệ tiêu hóa vẫn khá yếu ớt, chưa phát triển toàn diện. Vì vậy chế độ dinh dưỡng cho chó ở giai đoạn này rất quan trọng. Chủ nuôi có thể cung cấp một số loại thức ăn, đồ uống gồm:
- Cháo loãng nấu với nước xương hoặc thức ăn khô ngâm mềm.
- Rau củ xay nhuyễn.
- Sữa ấm khoảng 200-300ml/ngày.
- Không được cho Poodle ăn các loại xương, đồ tanh hay hạt cứng.
Xem thêm: Chó Poodle 2 tháng tuổi ăn gì để phát triển khỏe mạnh?
Đối với chó Poodle từ 3-6 tháng tuổi
Ở giai đoạn 3-6 tháng tuổi, Poodle đã trở nên cứng cáp hơn. Chúng đã dần thích nghi với cuộc sống độc lập, xa mẹ với sự phát triển hoàn thiện về hệ tiêu hóa. Bạn có thể cho thú cưng ăn các loại đồ ăn như: rau củ xay nhuyễn, cháo thịt gà, lợn, bò, tim gan… Đồng thời chủ nuôi bổ sung thêm 300-400ml sữa ấm mỗi ngày. Chúng ta duy trì 3-4 bữa/ngày, không nên cho Poodle ăn quá nhiều.
Đối với chó Poodle từ 6 tháng tuổi trở đi
Từ 6 tháng tuổi trở đi, đường tiêu hóa của Poodle đã ổn định nên cần được tăng khẩu phần ăn. Chủ nuôi chú ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất gồm đạm, canxi, chất xơ, tinh bột và duy trì 2 – 3 bữa ăn/ngày. Những loại thức ăn phù hợp với chó Poodle trên 6 tháng tuổi như:
- Thức ăn chế biến từ thịt lợn, thịt gà, thịt bò… kết hợp với rau củ xay nhuyễn.
- Các loại thức ăn khô có sẵn đã ngâm mềm trong nước.
- Bổ sung thêm trứng, khoáng chất, vitamin, bánh quy ăn vặt.
Đối với chó Poodle mang thai
Sau khoảng 15 ngày phối giống, Poodle thường có những biểu hiện ốm nghén như mệt mỏi, lười ăn. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường giống như con người, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Bởi vậy bạn không cần lo lắng. Trong tháng mang thai đầu tiên, chủ nuôi có thể giữ nguyên chế độ dinh dưỡng đang áp dụng. Chúng ta vẫn cho chó ăn thực phẩm như cháo lợn, gà, thịt bò, rau củ quả…
Bước sang tháng thứ 2 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của thai sản. Do đó bạn cần cung cấp cho Poodle chế độ ăn giàu canxi, vitamin và khoáng chất. Một số thực phẩm nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của Poodle mẹ như: cá, tôm bóc vỏ, chân giò hầm, 300ml-400ml sữa ấm mỗi ngày.
5 lưu ý khi cho chó Poodle ăn
- Cho Poodle uống nước đầy đủ mỗi ngày, nhất là vào mùa hè. Bạn nên sử dụng nước đun sôi để nguội nhằm đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
- Không nên cho thú cưng uống quá 400ml sữa/ngày.
- Ăn uống đúng giờ, đúng bữa và không được ăn quá no.
- Bát đũa cho Poodle ăn cần vệ sinh sạch sẽ, tránh gây vi khuẩn.
- Khi Poodle có biểu hiện nôn mửa, ăn không tiêu cần lập tức đưa đi khám bác sĩ thú y để phòng tránh bệnh nguy hiểm.
Bạn có thể tham khảo chi tiết thức ăn và chế độ ăn cho chó Poodle tại “Chó Poodle ăn gì? Thức ăn, chế độ ăn phù hợp cho từng độ tuổi (2022)“
Cách chăm sóc, vệ sinh và huấn luyện chó Poodle
Trong cách nuôi chó Poodle, chúng ta không chỉ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mà việc chăm sóc và vệ sinh cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó chủ nuôi còn phải huấn luyện thú cưng để chúng ăn ngủ đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ.
Chăm sóc chó Poodle
Poodle là loài chó cảnh không chịu được nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. Do đó khi nuôi bạn cần tạo môi trường sống thoáng mát và sạch sẽ. Như vậy mới đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho vật nuôi. Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho Poodle vào mùa đông chúng ta nên hạn chế cho chúng ta ngoài. Hoặc chỉ nên đưa ra ngoài trong thời điểm nắng ấm, đừng quên mặc thêm áo để giữ nhiệt.
Một trong những điểm nổi bật của Poodle là rất tăng động, nghịch ngợm. Mỗi ngày chủ nuôi hãy dành khoảng 15 – 30 để dắt chúng đi dạo. Đồng thời bạn để thú cưng tham gia vào các hoạt động vui chơi, thể thao nhẹ nhàng. Điều này giúp Poodle phát luôn khỏe mạnh, tinh thần thoải mái hơn so với việc ở trong nhà thường xuyên.
Huấn luyện chó Poodle
Từ 2 – 3 tháng tuổi là thời điểm phù hợp nhất để huấn luyện Poodle. Chúng ta có thể bắt đầu dạy chúng những bài học về cách đi vệ sinh đúng chỗ, ngồi năm, bắt tay… Poodle được biết đến là giống cảnh khuyển vô cùng thông minh, ham học hỏi. Bởi vậy quá trình huấn luyện không quá khó hay mất nhiều thời gian.
Huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh
- Chủ nuôi quy định chỗ đi vệ sinh cho Poodle từ trước
- Khi chó có biểu hiện gác 1 chân, đi lòng vòng thì hãy bế ngày vào chỗ đi vệ sinh cố định trong nhà.
- Kiên trì chờ đợi đến khi thú cưng đi vệ sinh xong. Nếu chúng không chịu hợp tác thì cho ngồi tại chỗ đến lúc hoàn thành nhiệm vụ.
- Lặp lại phương pháp này trong vòng 2 tuần liên tục bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt. Tuyệt đối không được bỏ cuộc giữa chừng khi huấn luyện Poodle.
Cách dạy chó Poodle ngồi
- Khi chó Poodle đang đứng chúng ta đặt thức ăn mà chúng yêu thích ngay dưới chân.
- Sau đó chủ nuôi hô to khẩu hiệu “ngồi” kết hợp với việc ấn cơ thể chúng xuống trong tư thế ngồi.
- Nếu vật nuôi ngồi xuống hãy thường đồ ăn cho chúng như một sự khích lệ tinh thần và tiếp tục cố gắng vào lần sau.
- Bạn lặp lại các bước huấn luyện trong khoảng 15 lần, rồi cho nghỉ ngơi.
- Tiếp tục thực hiện lại động tác trong vòng 2 tuần cho đến khi thú cưng đã quen với khẩu lệnh ngồi.
- Cách thức huấn luyện này có thể áp dụng cho các động tác nằm, chào, đứng…
Cách tắm cho chó Poodle
Chó Poodle có bộ lông xù và xoăn, dày dặn nên việc tắm rửa vệ sinh cần được chú trọng. Nếu chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này bạn có thể tham khảo hướng dẫn:
- Chuẩn bị sữa tắm, nước ấm, máy sấy. Đối với những chú Poodle có sức khỏe yếu bạn nên cho chúng uống nửa viên ngừa cảm cúm trước lúc tắm.
- Dùng nước ấm xả ướt người rồi xoa sữa tắm nhẹ nhàng lên khắp cơ thể vật nuôi. Chú ý chỉ dùng lượng sữa tắm vừa đủ giúp làm sạch dễ dàng.
- Kỳ cọ kỹ từng bộ phận trên cơ thể chó Poodle. Sau đó xoa thêm một chút dầu xả hoặc kem dưỡng ẩm chuyên dụng để bộ lông chó mượt mà hơn.
- Sau khi tắm xong chúng ta lau khô người Poodle ngay lập tức. Đồng thời dùng máy sấy để làm khô và tạo kiểu lông cho thú cưng.
- Cuối cùng bạn nên cho chó cưng của mình uống thêm khoảng 300l sữa ấm để phòng tránh bị cảm lạnh.
Lưu ý chủ nuôi cần thức hiện tất cả các bước trên một cách nhanh chóng, việc chậm chạp có thể khiến Poodle bị cảm lạnh. Đồng thời bạn cũng phải nhớ không nên tắm cho vật nuôi thường xuyên, nhất là vào mùa đông giá rét. Tốt nhất chỉ nên tắm khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, sử dụng nước ấm hoặc nước nóng.
Bạn có thể tham khảo bài viết:
Cách tắm cho chó Poodle tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả
Chăm sóc chó Poodle trong quá trình mang thai
Chúng ta phải xây dựng chế độ tập luyện phù hợp cho Poodle trong thời kỳ thai sản. Theo đó bạn hãy cho thú cưng đi bộ mỗi ngày. Hoạt động này giúp vật nuôi khỏe mạnh, sinh nở dễ dàng hơn. Nếu Poodle ăn quá nhiều mà không được vận động có thể dẫn đến tình trạng béo phì, khó sinh.
Thậm chí một số trường hợp còn phải sinh mổ. Điều này đồng nghĩa với việc chủ nuôi không thể cho chúng phối giống trong vòng 2 – 3 năm tiếp theo. Để phòng tránh để non ở Poodle mẹ, bạn hãy áp dụng một số biện pháp sau:
- Không phối giống Poodle đồng huyết và cận huyết.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học, đủ dưỡng chất trong thời kỳ thai sản.
- Giữ môi trường sống xung quanh mát mẻ, không quá lạnh hoặc quá nóng.
- Không để Poodle phối giống khi cơ thể chúng chưa phát triển hoàn thiện.
Ghi nhớ lịch tiêm phòng và tẩy giun cho chó định kỳ
Tất cả các dòng chó Poodle đều cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Bên cạnh đó chủ nuôi phải ghi nhớ lịch tiêm phòng đầy đủ, chính xác. Điều này giúp thú cưng tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta cũng phải tẩy giun cho chó định kỳ giúp thú cưng có đường ruột khỏe mạnh nhất.
Những lưu ý khi chăm sóc Poodle
Thời điểm 2 tháng tuổi Poodle bắt đầu phải xa mẹ. Lúc này một số cơ quan vẫn chưa có sự phát triển hoàn thiện. Vì thế chủ nuôi phải khéo léo, kỹ lưỡng trong từng công đoạn chăm sóc để thú cưng luôn khỏe mạnh.
Khi vừa đón Poodle về nhà chúng ta cần chuẩn bị ngay chỗ ở phù hợp với bé cưng. Nơi ở của chúng phải đảm bảo độ thoáng mát, đón ánh nắng mặt trời. Hạn chế cho vật nuôi nằm trước quạt hay máy lạnh để tránh các bệnh về đường hô hấp.
Poodle được biết đến là một trong những giống chó cảnh thông minh, lanh lợi nhất trên thế giới. Bởi vậy khi nuôi trong nhà chúng thường rất nghịch ngợm. Nếu vật nuôi quá hiếu động bạn cũng không nên đánh hay quát mắt chúng.
Chủ nuôi cần tạo điều kiện để Poodle tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Theo đó hãy mang chúng đi dạo vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối trong khoảng 20-30 phút. Điều này giúp chúng được vận động cơ thể và hít thở không khí trong lành. Từ đó vật nuôi có sự phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần.
Những lưu ý cách nuôi chó Poodle Tiny 2 tháng tuổi trở lên
Tiny Poodle là một giống chó biến thể, lai từ những dòng Poodle khác. Khi đến độ tuổi trưởng thành, kích thước cơ thể đạt khoảng 20 – 35 cm. Trong lượng vật nuôi khoảng 2 – 3.5 kg. Tiny Poodle có sức khỏe yếu nên việc nuôi nấng khá khó khăn. Chúng ta cần trang bị đầy đủ các kiến thức về cách chọn giống, chăm sóc…
Chọn mua các bé thuần chủng có gia phả rõ ràng
Những chú Tiny Poodle không thuần chủng, bị lai tạp sẽ bị biến đổi cấu trúc gen. Chúng thường có tuổi thọ trung bình thấp, sức đề kháng kém và khó nuôi trong giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi. Chính vì vậy bạn cần tìm đến nơi bán chó cảnh Poodle uy tín. Cơ sở này có trang trại phối giống đạt đủ tiêu chuẩn cùng đội ngũ bác sĩ thú ý chuyên nghiệp. Tiny Poodle tại đây thường có giá cao hơn một chút. Tuy nhiên nó lại thuộc giống thuần chủng và có một cơ thể vô cùng khỏe mạnh.
Xem thêm:
Bảng giá chó Poodle hiện nay
Chế độ dinh dưỡng của Poodle Tiny
Trước hết chủ nuôi cần quan tâm đến việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho Poodle Tiny. Ở từng thời kỳ sinh trưởng chú chó sẽ cần ăn uống theo chế độ riêng. Chúng ta nên chú ý để có cách nuôi chó Poodle đạt tiêu chuẩn nhất.
Poodle Tiny 2-3 tháng tuổi
Cháo loãng được xem là món ăn hoàn hảo cho Poodle ở thời điểm này. Bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho thú cưng ăn hàng ngày, khoảng 3 – 4 bữa. Kết hợp thêm với một bữa phụ bằng 200 – 300ml sữa ấm. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể nuôi Poodle Tiny bằng các loại hạt chuyên dụng. Tuy nhiên hạt cần ngâm mềm trước khi cho ăn để đảm bảo khả năng tiêu hóa tốt ở vật nuôi.
Poodle Tiny 3 – 6 tháng tuổi
Giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi Poodle Tiny đã lớn hơn, hệ tiêu hóa và các cơ quan khỏe mạnh hơn so với lúc 2 tháng. Tuy nhiên ở giai đoạn này thú cưng vẫn chưa thể ăn thô. Chủ nuôi nên kết hợp cháo nấu loãng với chất xơ có trong rau củ quả.
Đối với các loại thịt bò, gà, lợn phải cắt nhỏ hoặc hầm mềm. Như vậy chúng mới tiêu hóa tốt để phát triển cơ thể một cách toàn diện nhất. Lưu ý, hệ tiêu hóa của Poodle Tiny 3 – 6 tháng tuổi rất nhạy cảm. Bởi vậy bạn không nên cho chúng ăn thực phẩm tươi sống, đồ tanh hoặc các loại xương.
Poodle Tiny trên 6 tháng tuổi
Thời điểm trên 6 tháng tuổi Poodle Tiny đã có sức đề kháng tốt, các cơ quan và hệ tiêu hóa đều phát triển hoàn thiện. Do đó chúng ta có thể áp dụng cách nuôi chó Poodle tiêu chuẩn. Hãy áp dụng chế độ ăn 3 bữa/ngày với đầy đủ các chất khoáng, protein và vitamin cần thiết. Đặc biệt nếu muốn bộ lông của thú cưng bóng mượt hơn thì nên bổ sung 2-3 quả trứng vịt mỗi tuần vào chế độ dinh dưỡng.
Một số lưu ý khi chăm sóc chó Tiny Poodle
Tiny Poodle là giống chó cảnh có kích thước nhỏ, sức đề kháng yếu hơn so với dòng tiêu chuẩn. Bởi vậy những người nuôi lâu năm khuyên rằng, bạn không nên tắm gội cho chúng quá nhiều. Khi vào mùa đông lạnh, việc tắm thường xuyên dễ khiến vật nuôi bị cảm lạnh. Thậm chí chúng còn mắc bệnh về đường hô hấp nguy hiểm.
Nếu muốn đảm bảo sức khỏe tốt cho Tiny Poodle và độ sạch sẽ, hãy cắt lông 6 tháng/lần. Hoặc sử dụng loại dầu gội khô để cơ thể cún cưng luôn thơm tho. Phương pháp này cũng giúp vật nuôi hạn chế các bệnh ngoài da thông thường.
Tiny Poodle ít vận động hơn so với các dòng Poodle khác. Tuy nhiên chủ nuôi vẫn cần chú ý an toàn khi nuôi trong căn hộ. Tránh để thú cưng chơi ở nói có nhiều trẻ em. Bởi việc chạy nhảy, nô đùa của bé có thể vô tình va phải vật nuôi. Đồng thời khung xương của chó rất yếu. Bạn nên tránh cho chúng hoạt động mạnh.
Cách nuôi chó Toy Poodle
Toy Poodle đang là sự lựa chọn hàng đầu của những người yêu thú cưng hiện nay. Bởi loài chó này sở hữu vẻ ngoài nhỏ bé, xinh xắn lại rất kháu khỉnh và thông minh. Thông thường dòng Toy Poodle có chiều cao khoảng 25-30cm với cân nặng trung bình 4kg. Bộ lông của chúng xoăn tít giống như lông cừu trông vô cùng cuốn hút.
Đặc điểm dinh dưỡng của Toy Poodle
Toy Poodle có khả năng thích nghi cao. Chúng có thể sống ở bất kỳ nơi nào trong chung cư, nhà ở nông thôn… Tuy nhiên sức khỏe của vật nuôi khá yêu nên bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ nhóm chất.
Toy Poodle 2 – 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này chủ nuôi nên cho Toy Poodle ăn cháo loãng được hầm bằng xương, kết hợp rau củ. Món ăn sẽ cung cấp đủ hàm lượng đạm, vitamin, khoáng chất để cơ thể thú cưng phát triển tốt. Đặc biệt ở giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi thức ăn cần nghiền nhuyễn giúp vật nuôi dễ ăn và tiêu hóa tốt hơn.
Toy Poodle 6 tháng tuổi trở lên
Khi Toy Poodle đã đủ 6 tháng tuổi trở lên, chủ nuôi cho ăn cháo loãng kết hợp thêm thị, rau củ xay nhuyễn. Điều này giúp nâng cao hiệu quả hấp thụ dưỡng chất. Nếu muốn phòng tránh những căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bạn không nên cho vật nuôi ăn thực phẩm có mùi tanh như cá, hải sản. Khi muốn bổ sung nội tạng động vật phải nấu chín kỹ rồi băm nhỏ hoặc ninh mềm.
Đối với những người bận rộn không có nhiều thời gian chế biến thức ăn cho Toy Poodle. Hãy cho thú cưng sử dụng viên hạt ướt có bán sẵn ngoài cửa hàng . Tuy nhiên trước khi cho cún ăn, hạt phải ngâm mềm. Loại thức ăn hạt chuyên dụng cho Poodle không chỉ đảm bảo nhanh gọn, tiện lợi. Sản phẩm còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp bộ lông của thú cưng luôn mềm mượt.
Xây dựng kế hoạch ăn uống hợp lý
Trong cách nuôi chó Poodle điều bạn cần chú trọng nhất là xây dựng kế hoạch ăn uống hợp lý. Chủ nuôi cần mặc định sẵn giờ giấc và phân chia các bữa trong ngày. Mỗi ngày chỉ nên cho thú cưng ăn từ 3 – 4 bữa tùy vào độ tuổi. Hàm lượng thức ăn sử dụng ở mức vừa đủ, không quá nhiều hoặc quá ít.
Tuyệt đối không cho Toy Poodle ăn lại đồ thừa đã bị ôi thiu của bữa trước đó, dễ gây hại cho đường tiêu hóa. Đồng thời các bữa ăn chính nên đan xen với bữa phụ. Bữa phụ thường dùng sữa ấm giúp cơ thể chúng phát triển khỏe mạnh.
Cách giữ vệ sinh lông chó Toy Poodle
Đặc điểm bộ lông của Toy Poodle rất giống với tóc của con người. Bởi vậy để chúng sở hữu bộ lông bóng mượt cũng không phải là điều quá khó khăn. Để giữ vệ sinh lông chó bạn nên tắm rửa bằng loại sữa tắm chuyên dụng. Mỗi lần tắm xong hãy dùng thêm kem xả hoặc kem dưỡng tóc. Những sản phẩm này giúp ngăn chặn tình trạng bết dính và khiến lông của vật nuôi mềm mượt hơn.
Bên cạnh đó khi sấy lông xong chúng ta có thể dùng thêm dầu dưỡng chuyên dụng nhằm bổ sung dưỡng chất thiết yếu. Trong quá trình nuôi dưỡng Toy Poodle bạn nên đưa chúng đi cắt tỉa lông, làm đẹp 3 – 4 tháng/lần. Như vậy thú cưng không chỉ luôn sạch sẽ thơm tho mà còn gọn gàng, xinh xắn hơn.
Cách cải thiện đời sống tinh thần của Toy Poodle
Toy Poodle nằm trong bảng xếp hạng những chú chó thông minh nhất thế giới cùng với Collie và Alaska. Giống chó này vốn thông minh, nhanh nhẹn và sống rất tình cảm, muốn được con người chiều chuộng. Bởi vậy chúng ta cần quan tâm đến cách giao tiếp, tạo mối gắn kết với thú cưng của mình ngay từ khi còn nhỏ.
Chủ nuôi nên chủ động ôm ấp, vuốt ve, khen thưởng mỗi khi chúng làm việc tốt hoặc nghe lời. Mặc khác Toy Poodle có bản tính hiếu động, tinh nghịch nên cần tạo cho chúng không gian sống thoải mái. Bạn hãy nâng cao đời sống tinh thần cho thú cưng bằng việc đưa cún ra ngoài vui chơi, đi dạo mỗi ngày.
Tuy nhiên đừng quên rằng khi nuôi chó nhỏ cần hạn chế các trò chơi về thể lực, chạy nhảy nhiều. Đặc biệt không để chó vui đùa với trẻ con khi chưa đủ 6 tháng tuổi. Bởi ở thời điểm này sức khỏe, khung xương của thú cưng rất mỏng manh. Nó rất dễ bị tổn thương khi va chạm hoặc hoạt động mạnh thường xuyên.
Không gian và môi trường sống phù hợp với chó Poodle
Giống chó Poodle có kích nhỏ bé nên phù hợp với đa dạng môi trường sống khác nhau. Bạn có thể nuôi chúng ở nơi sân vườn rộng rãi, căn hộ chung cư ở thành phố, nhà ở nông thôn… Thậm chí thú cưng còn sống được trong căn phòng chật hẹp chỉ cần áp dụng chế độ chăm sóc, dinh dưỡng thích hợp.
Bộ lông của chó Poodle khá dài, dày dặn nên cần giữ khô trong môi trường thoáng mát và sạch sẽ. Nếu để ẩm ướt chúng dễ bị nấm hoặc viêm da. Trường hợp gia đình bạn có diện tích nhỏ hẹp thì chỉ cần chuẩn bị một chiếc chuồng với chiều cao, chiều rộng phù hợp với kích cỡ của Poodle. Hoặc một chiếc nệm bông ấm áp cho cún nằm.
Khi đến mùa lạnh cần giữ ấm cho thú cưng bằng việc thắp đèn sưởi vào buổi tối. Biện pháp này giúp vật nuôi không bị nhiễm lạnh, ho hay bị viêm phổi. Vào mùa hè chủ nuôi phải giữ môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Thông thường, điều kiện nuôi thả như ở Việt Nam không phù hợp. Bởi những chú cún Poodle non rất nghịch ngợm. Chúng có xu hướng đi vệ sinh bừa bãi, không cố định.
Nhận biết các biểu hiện bất thường về sức khỏe của chó Poodle
Trong giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi, Poodle còn khá yếu ớt về thể lực lần tinh thần. Khi chủ nuôi phát hiện các triệu chứng bất thường như nôn mửa, bỏ ăn, mệt mỏi thì cần đưa ngay đến cơ sở thú y. Khi thú cưng lớn hơn sẽ bắt đầu xuất hiện các loại bệnh thường gặp. Một số cá thể sau khi nghỉ ngơi có dấu hiệu cứng tứ chi, thính lực và thị lực giảm sút, ăn không ngon miệng… Hầu hết các chứng bệnh này không quá nguy hiểm nhưng cần kiểm tra, thăm khám kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các đồ dùng cần thiết khi nuôi chó Poodle
Khi mới bắt đầu học cách nuôi chó Poodle, bạn nên tìm hiểu kỹ kiến thức về cách chăm sóc, chọn giống, tiêm phòng, chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó chủ nuôi cũng phải mua sắm đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho thú cưng. Như vậy mới có thể đảm bảo cuộc sống thoải mái, tiện nghi nhất cho vật nuôi. Một số đồ dùng thiết yếu cần mua khi nuôi chó Poodle gồm:
Lồng nuôi
Trên thị trường có rất nhiều loại lồng nuôi chó Poodle được thiết kế bằng những chất liệu khác nhau. Trong đó lồng sắt sơn tĩnh điện được xem là sự lựa chọn hoàn hảo. Bởi loại lồng này đảm bảo độ thoáng khí, không bị ẩm ướt và tránh mùi hôi hiệu quả. Sản phẩm làm bằng nhựa thường có mức giá rẻ hơn nhưng lại không bền, bí bách. Nó chủ yếu được dùng để vận chuyển vật nuôi.
Dây dắt
Dây dắt là loại vật dụng cần thiết để kiểm soát thú cưng trong mỗi lần dạo chơi. Nhất là khi di chuyển bằng đường bộ với khoảng cách xa. Chủ nuôi chú ý không sử dụng loại dây quấn quanh cổ dễ làm hỏng bộ lông của Poodle. Đồng thời cần tránh việc thắt dây quá chặt. Trường hợp thú cưng ham nô đùa có thể làm ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng và ảnh hưởng tinh thần.
Bát ăn
Khi cho chó Poodle ăn bạn nên sử dụng loại bát làm bằng kim loại để đảm bảo sức khỏe cũng như độ bền. Chủ nuôi không nên dùng bát thủy tinh dễ gây đổ vỡ. Các mảnh thủy tinh sẽ gây tổn thương cho thân thể của em cún. Đối với bát nhựa thì thường chứa nhiều chất độc hại, dễ bám bẩn, khó vệ sinh làm sạch. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên sắm bát uống nước cho thú cưng nhà mình nhé.
Đồ chơi cho Poodle
Poodle là giống chó cảnh hiếu động và tinh nghịch. Do đó bạn nên mua một ít đồ chơi để chúng tự chơi đùa, thư giãn khi ở một mình. Hãy ưu tiên sắm đồ chơi bằng nhựa hoặc cao su mềm. Tránh mua sản phẩm làm bằng vải sẽ nhanh bị rách, lầm bẩn và có mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến môi trường sống.
Balo vận chuyển
Balo vận chuyển là một trong những đồ dùng thiết yếu khi nuôi chó Poodle. Vật dụng này sẽ giúp chúng ta dễ dàng đưa thú cưng di chuyển tới các địa điểm gần nhà. Theo đó chủ nuôi hãy sắm chiếc balo có kích thước phù hợp với em cún nhà mình. Sản phẩm phải đảm bảo độ dày dặn, chắc chắn, có khả năng đựng vật nặng. Như vậy mới đảm bảo độ bền lâu dài và độ an toàn cho chó Poodle.
Lời Kết
Hy vọng những thông tin mà Hello Thú Cưng chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ về cách nuôi chó Poodle. Việc nuôi giống chó cảnh này không quá khó khăn nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật tiêu chuẩn, môi trường sạch sẽ và chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Vì thế chủ nuôi cần nắm bắt kỹ để giúp thú cưng nhà mình phát triển một cách toàn diện, luôn khỏe mạnh. Nếu muốn tìm hiểu thêm kiến thức về các giống chó, mèo, cá cảnh đừng quên truy cập vào https://hellothucung.com/. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin mới, chuẩn khoa học để bạn tham khảo.