Cách nuôi chó con mới tách mẹ luôn là nỗi băn khoăn và lo lắng của nhiều người, đặc biệt là những người chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi thú cưng. Bởi vì mỗi công đoạn lại cần thực hiện chế độ ăn uống và chăm sóc hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi nhé!
Cách chăm sóc chó con mới tách mẹ như thế nào?
Thời điểm chó con tách mẹ sẽ vô cùng khó khăn và cần sự tỉ mỉ, cẩn thận tối đa của người chăm sóc. Bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức về các bệnh cũng như chế độ dinh dưỡng của chó cảnh. Bởi lẽ, việc chăm sóc cún con cũng tương tự với việc nuôi một em bé mới sinh và đòi hỏi bạn cần phải quan tâm đến mọi hoạt động của chúng nhằm hạn chế tối đa sự nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số lưu ý về cách nuôi chó con mới tách mẹ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn:
Tạo môi trường sống thuận lợi cho chó sơ sinh
Kể từ thời điểm sinh ra và tách rời khỏi bụng mẹ, chú chó con sẽ phải chịu đựng một môi trường sống vô cùng khác biệt và khó khăn. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chúng bao gồm độ ẩm, nhiệt độ, chất dinh dưỡng.
Khoảng 1 đến 2 tuần sau sinh, thân nhiệt của cún con sẽ trong khoảng từ 34,5 cho tới 36 độ C. So với nhiệt độ trong bụng mẹ thì đây là sự sụt giảm về nhiệt độ khá lớn. Vì vậy, nhằm đảm bảo em cún không bị ảnh hưởng đến tính mạng vì quá lạnh thì bạn cần duy trì cho chúng nhiệt độ ổn định nhất. Điều này sẽ hỗ trợ để giữ ấm và tạo điều kiện giúp chú chó dần thích nghi với môi trường bên ngoài.
Nếu không quan tâm đến vấn đề này thì khả năng chú chó bị chết non rất cao. Do đó, việc sử dụng đèn sưởi với nhiệt độ phù hợp trong 1 tuần đầu sau sinh cho chó cảnh là vô cùng cần thiết.
Cách nuôi chó con theo từng giai đoạn phát triển
Thông thường, sau 2 ngày sinh ra, cún con sẽ ngủ và bú mẹ. Cùng với đó là các hoạt động đơn giản như lắc đầu, co duỗi cơ thể và đạp chân. Vì vậy, thời gian này việc chăm sóc và giữ sạch sẽ cho chó con sẽ do chó mẹ thực hiện cho tới khi chúng có thể học cách tự làm 1 mình. Đồng thời chó mẹ cũng sẽ thúc đẩy để con của mình có thể đi vệ sinh 1 cách tự nhiên nhất với việc liếm vào cơ quan sinh dục của con.
Tuy nhiên, vài ngày sau đó, bạn cần có sự can thiệp trong cách chăm sóc những chú cún con. Vì thời gian này em cún còn quá mỏng manh và yếu đuối nên bạn cần thật sự tỉ mỉ và nhẹ nhàng. Chỉ khi nào chú chó được từ 2 tháng tuổi trở lên thì việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn trước rất nhiều.
Chế độ ăn uống của chó con như thế nào là hợp lý?
Bất cứ 1 chú cún con nào khi sinh ra cũng cần được bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì theo chứng minh thì trong nguồn sữa mẹ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng dồi dào. Chúng ta có thể kể đến các chất thiết yếu như vitamin, acid amin, protein và nhiều vi chất khác.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cách nuôi chó con 1 tháng tuổi đúng nhất là cho chó con bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 4 ngày đầu tiên. Kể từ ngày thứ 5, chú chó có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ nguồn sữa ấm. Trường hợp chú chó chưa thể bú sữa thì bạn hãy dùng xilanh bơm sữa vào miệng chúng.
10 ngày sau đó cún con đã có thể bú bình hoặc liếm sữa trong đĩa. Mỗi ngày bạn nên cho chó uống sữa ấm kết hợp sữa mẹ với trung bình 1 lần khoảng 100ml đến 200ml. Việc này sẽ được thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng nhằm giúp cún con có thể phát triển 1 cách nhanh chóng và toàn diện nhất. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tình trạng sức khỏe của em cún để phòng tránh những trường hợp nguy hiểm.
Sau đây là chế độ dinh dưỡng cụ thể theo tháng tuổi của chó con mà bạn nên tìm hiểu:
Cách nuôi chó con mới đẻ đến 6 tháng tuổi
Cách nuôi chó con 1 tháng tuổi: Ở tháng tuổi này bạn đã có thể tập cho em cún cách ăn dặm bằng cháo loãng nấu với thịt băm. Khẩu phần ăn mỗi ngày của chúng hợp lý nhất là từ 1 đến 2 bữa. Kết hợp với đó là việc cho chó uống sữa và ăn các loại thức ăn khô dành riêng cho chó con. Trong khoảng thời gian này, bạn hãy thường xuyên theo dõi chỉ số cân nặng để bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho chúng.
Từ 2 đến 3 tháng tuổi: Thời điểm này rất thích hợp để bạn thay đổi chế độ ăn cho cún con. Một số món cần cho vào khẩu phần ăn là rau, trứng, thịt và cá. Đồng tời bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều thực phẩm mặn, nhiều mỡ, tanh, đặc biệt là các loại gan, phổi chứa nhiều chất độc hại không tốt cho sức khỏe của chú chó.
Từ 4 đến 6 tháng: Đây là thời điểm chú chó phát triển nhanh nhất, vì vậy bạn nên chia bữa ăn trong ngày thành 4 đến 6 bữa sao cho hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời bạn hãy hạn chế cho chúng ăn các thức ăn khô để hạn chế nguy cơ nhiễm các bệnh về hệ tiêu hóa và dạ dày.
Chó từ 6 tháng tuổi trở lên
Bắt đầu từ thời điểm 6 tháng tuổi trở lên chú chó đã bước sang giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, lượng thức ăn mỗi ngày của chúng cần được tăng dần sao cho đáp ứng được lượng calo tiêu hao khi chúng hoạt động. Tuy vậy, bạn không được cho chú chó của mình ăn quá no hoặc ăn những thức ăn thừa, ôi thiu để tránh tình trạng tiêu chảy và ngộ độc có thể xảy ra.
Ở giai đoạn này chú chó thường thích mài răng, gặm và cắn nát các đồ vật xung quanh. Vì thế bạn hãy mua cho chúng những đồ chơi hoặc khúc xương giả để hạn chế tình trạng này.
Kỹ thuật tắm cho chó con như thế nào?
Việc tắm cho chó con vô cùng quan trọng, vì vậy bạn cần phải tuân theo những lưu ý dưới đây:
Giúp chó con làm quen với nước
Việc tắm cho chó con quá sớm và vội vàng sẽ khiến chúng bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, trước khi bắt đầu thực hiện việc tắm cho chúng bạn cần giúp chú cún tập làm quen với nước bằng việc nhúng lần lượt bàn chân của chúng sau đó nhấc ra 1 cách nhẹ nhàng. Lặp lại việc này nhiều lần để chúng quen và cảm thấy thoải mái hơn với nước.
Sử dụng đúng loại sữa tắm dành riêng cho chúng sẽ giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến da. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc chọn mua thì hãy tham khảo ý kiến của mọi người hoặc tìm đến các cơ sở bán và chăm sóc thú cưng để được tư vấn chi tiết.
Ngoài sữa tắm thì chúng ta cũng cần chuẩn bị các vật dụng đi kèm như dầu gội, máy sấy tóc, khăn tắm. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của các đồ chơi sẽ giúp chú chó trở nên ngoan hiền hơn khi tắm.
Cách chăm sóc lông chó con
Chải và tỉa lông là việc không thể bỏ qua trong cách nuôi chó con nếu bạn muốn cún cưng của mình luôn được sạch sẽ và đẹp mắt hơn. Điều này cũng giúp bộ lông của chúng trở nên bóng mượt và mềm mại hơn bao giờ hết.
Lời kết
Có thể nói cách nuôi chó con không hề khó như bạn tưởng tượng. Nếu dùng tình cảm chân thành và sự yêu thương để đối xử với những chú cún con thì điều gì cũng có thể giải quyết dễ dàng. Hy vọng thông tin trên của chúng tôi đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để hỗ trợ cho quá trình chăm sóc thú cưng một cách tốt nhất.