Cách nuôi cá Dĩa - Kinh nghiệm chăm sóc đạt hiệu quả cao

Cách nuôi cá Dĩa – Kinh nghiệm chăm sóc đạt hiệu quả cao

Đối với những người buôn bán cũng như những người đam mê chơi cá Dĩa thì cách nuôi cá Dĩa luôn là điều quan tâm hàng đầu. Đa số họ đều gặp vấn đề về cá khó nuôi, đòi hỏi môi trường nuôi dưỡng đặc biệt, cá chậm phát triển, sinh sản khó. Hôm nay, hãy cùng HelloThuCung tìm cách tháo gỡ những khó khăn đó qua bài viết này nhé! 

Tổng quan về cá dĩa

Tên gọi, nguồn gốc của cá dĩa

Cá Dĩa hay còn có tên gọi khác là cá Đĩa, tên tiếng Anh thông dụng là discus, thuộc họ Cá rô phi Cichlidae. Ngoài ra “Ngũ sắc thần tiên” cũng là một tên gọi khác được người Hoa đặt cho loài cá này. Hơn nữa cá dĩa còn được tôn là “Nhất đại mỹ ngư” bởi nó được cho là cá đẹp nhất trong các dòng cá nuôi làm cảnh.

Về nguồn gốc, cá dĩa bắt nguồn từ những nhánh sông nhỏ của sông Amazon ở Nam Mỹ chảy qua các nước như Columbia, Venezuela, Peru…. Cho nên, việc bắt gặp loài cá này ở những mặt sông lớn sẽ rất khó. Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng nước tĩnh, trũng, tù đọng.

Đặc điểm cá dĩa

Cách nuôi cá Dĩa - Kinh nghiệm chăm sóc đạt hiệu quả cao
Vẻ ngoài thu hút của cá dĩa

Kích thước cá dĩa trưởng thành trung bình từ 15 cm đến 20 cm, thân có hình 

dạng tròn như chiếc đĩa, trơn láng, rất dẹp hai bên, miệng và mang cá đều nhỏ . Đặc biệt cá dĩa có màu sắc đa dạng và vẻ ngoài rất đẹp nên rất được ưa chuộng.

Về tính cách, cá dĩa được đánh giá là loài rất hiền lành, chúng có đặc tính sống chan hòa theo bầy đàn, thường một đàn có khoảng 6 con. 

Hiện cá dĩa được nuôi trong các bể cá cảnh gồm hai chủng là cá dĩa hoang và cá dĩa thuần chủng. Trong hai chủng kể trên thì gồm rất nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như: cá dĩa đỏ, lam, trắng, cá dĩa bông xanh, bồ câu, Amino…

Kỹ thuật cách nuôi cá dĩa đúng cách nhất

Bể nuôi và cách thay nước cho cá dĩa

Cách nuôi cá Dĩa - Kinh nghiệm chăm sóc đạt hiệu quả cao
Bể nuôi cá dĩa

Đối với bể nuôi, trước khi nuôi cá chúng ta cần chọn vị trí đặt bể phù hợp đáp ứng được các điều kiện cần thiết sau:

  • Vị trí đặt bể phải đủ rộng để các thao tác chăm sóc cá như cho ăn, thay nước được dễ dàng và thuận tiện cho việc ngắm cá
  • Cần đủ ánh sáng để cá ăn và quan sát phát hiện kịp thời những vấn đề của cá
  • Không để bể cá ở những nơi nhiều thiết bị điện tử tránh việc chập cháy điện
  • Khi cá đến mùa sinh sản, nên để cá ở khu vực yên tĩnh, ít người qua lại

Tập tính của cá dĩa là sống theo bầy đàn nên cần chọn bể đủ lớn, chiều dài 1m chiều rộng khoảng 0,5m, chiều cao 0,5m để đảm bảo cá có đủ khoảng không gian để bơi.

Không dùng bể quá nhỏ, đây là lỗi mà khá nhiều người gặp phải. Khi dùng bể quá nhỏ cá không đủ không gian để bơi lội và phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Vấn đề thay nước cho cá trong quá trình nuôi tùy thuộc vào cách chăm sóc cá của từng người nuôi, nhưng tốt hơn hết việc thay nước nên được thực hiện theo một quy luật và thời điểm nhất định.

Nên thay nước cho cá thường xuyên, để kịp thời ngăn chặn, loại bỏ các tác nhân gây bệnh có trong nước. Nên thay nước hằng ngày nếu cá từ 0 – 3 tháng (mỗi lần thay nước khoảng 30-50%). 

Còn đối với cá Dĩa đã trưởng thành thì thay mỗi ngày hoặc 1 ngày thay nước 1 – 2 lần (mực nước mỗi lần thay khoảng 50-80% nước).

Môi trường và nhiệt độ khi nuôi cá Dĩa

Cách nuôi cá Dĩa - Kinh nghiệm chăm sóc đạt hiệu quả cao

Để cá Dĩa phát triển mạnh khỏe, ít nhiễm bệnh thì nước nuôi phải đảm bảo yêu cầu về các thông số về môi trường. Nguồn nước khi cấp vào bể nuôi phải đảm bảo không chứa các loại khí độc như NH3, NO2 và kim loại nặng.

Nhiệt độ nuôi cá cũng là vấn đề quan trọng mà người nuôi cá cần chú trọng. Nhiệt độ phải luôn đảm bảo ở mức ổn định và thích hợp nhất: cá Dĩa bột mới sinh nhiệt độ nước nuôi từ 27 – 30 độ C, cá dĩa trưởng thành từ 7-9 tháng tuổi nuôi ở nhiệt độ nước từ 25 – 27 độ C. Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cá dĩa cần kiểm tra  thường xuyên nhiệt độ nước để điều chỉnh kịp thời nếu nhiệt độ có sự thay đổi.

Hệ thống lọc và ánh sáng

Về hệ thống lọc, có 3 hệ thống lọc chính:

  • Lọc sinh học hồ cá

Đây là quá trình mang tính quyết định đến chất lượng nước. Do môi trường có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật nên bể lọc sẽ tạo ra các quá trình sinh học nhằm mục đích thay đổi các thành phần hóa học có trong nước.

  • Lọc hóa học cho hồ cá

Hệ thống này sử dụng than hoạt tính để hấp phụ hết các chất độc còn lại trong nước. Đây là khâu sau cùng trong hệ thống lọc, trước khi cấp nước vào bể nuôi.

  • Lọc cơ học cho hồ cá

Đây là khâu đầu tiên trong hệ thống lọc, là cách giảm độ đục của nước, sử dụng các vật liệu như cát, sỏi, vải lọc để giữ lại các chất lơ lửng có trong nước.

Về ánh sáng, cá thích ánh sáng vừa phải, nên bố trí đèn chuyên dùng cho cá. Ánh sáng quá nhiều, nước nuôi sẽ mau đục do tảo phát triển.

Cách nuôi cá Dĩa - Kinh nghiệm chăm sóc đạt hiệu quả cao

Sinh sản

Để cá dĩa giống có thể phát triển khỏe mạnh, tỷ lệ con giống cao thì bước đầu tiên cần làm chính là chọn cá dĩa bố mẹ giống. Khi cá dĩa bố mẹ khỏe thì mới cho cá dĩa giống có chất lượng cao.

Chọn giống cá bố mẹ: Chọn con cá có thân hình tròn, đầy đặn, khỏe mạnh, kỳ vây nguyên vẹn, bơi nhanh nhẹn

Cá đực: hình dáng to, đầu hơi gù, vây bụng xệ xuống, dưới bụng vùng giáp vây lõm vào trông rất rõ, hoạt động khỏe hơn cá cái.

Cá cái: thường sẽ nhỏ hơn cá đực, gai sinh dục lồi ra ngắn , chia 2 thùy nhọn và hơi cong về phía sau.

Cá có thể sinh sản khi đạt 12-18 tháng tuổi. Khi trưởng thành chúng sẽ tự tìm bắt cặp với nhau và tách đàn bơi riêng về một góc để chuẩn bị cho quá trình sinh sản.

Chăm sóc cá sinh sản trong giai đoạn này chỉ có thể:

  • Thay nước 1-2 lần/ngày với lượng nước thay ra từ 10-20%, cá thường để vào từ 16h-22h, tránh thay nước vào khoảng thời gian này.
  • Cho cá ăn ngày 2 lần vào sáng và chiều với lượng thức ăn rất ít, tránh cho thừa thức ăn làm đục, ô nhiễm môi trường nước gây thối trứng

Nếu thuận lợi thì từ 1-2 ngày cặp cá sẽ đẻ, cần bảo quản trứng thật tốt để tránh bị mốc, trứng đã thụ tinh sẽ tiếp tục nở thành con

Khoảng sau 75 giờ hoặc hơn tùy vào nhiệt độ môi trường thì cá con sẽ được nở.

Cá Dĩa ăn gì? Thức ăn cho cá Dĩa

Có thể xếp cá dĩa vào loài cá ăn tạp. Đối với cá đĩa nguồn thức ăn rất quan trọng, không chỉ ăn để sống sót và phát triển mà còn ảnh hưởng đến màu sắc của cá.

Các loại thức ăn cho cá dĩa

  • Cá dĩa từ 15–30 ngày tuổi: thức ăn có thể là Artemia, bo bo.
  • Cá dĩa  từ 1 – 3 tháng: trùn chỉ, lăng quăng là thức ăn
  • Cá từ 3 tháng tuổi trở lên: thức ăn mà cá dĩa thích nhất tim bò xay nhỏ, ngoài ra thức ăn còn là trùn chỉ, tảo, ấu trùng cá con, tép, lăng quăng, luân trùng, sâu đông lạnh

Chuẩn bị thức ăn

Với những loại giáp xác như là trùn chỉ, bo bo, lăng quăng thì sau khi mua về, bạn phải ngâm trong vài giờ để chúng nhả hết những thứ trong ruột ra, sau đó rửa sạch vài lần qua nước, vớt những con  sống cho cá dĩa ăn trước còn lại thì sục khí để phần lần sau. 

Với nguồn thức ăn như thịt hay tim bò thì sau khi mua về nên rửa sạch và cho xay nhuyễn, chia nhỏ bỏ vào nhiều túi nilon, cán mỏng để bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh để cá ăn dần. Lượng thức ăn cấp đông chỉ được sử dụng trong vòng 2 tháng. 

Cách nuôi cá Dĩa - Kinh nghiệm chăm sóc đạt hiệu quả cao

Lưu ý khi cho cá dĩa ăn

  • Cho cá ăn trong máng, điều này vừa giúp sạch sẽ môi trường nước, vừa dễ dàng kiểm soát và theo dõi cá
  • Một ngày chỉ nên cho ăn từ 2 – 4 lần, khoảng thời gian cho ăn tốt nhất là từ 9 đến 15 giờ.
  • Không cho cá dĩa ăn thừa thức ăn. Thứ nhất, vì thức ăn thừa có thể làm ô nhiễm môi trường nước sống.  Thứ hai là bởi vì cá dĩa ăn rất ít, chúng có thể chịu đói vài ngày cũng không chết nhưng chúng sẽ chết nếu ăn quá no. Người nuôi cần quan tâm theo dõi để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho chúng.

Như vậy, ngoài việc phải biết nguồn thức ăn của cá dĩa, muốn nuôi được chúng thuận lợi và đạt hiệu quả tốt thì bạn cần phải tỉ mỉ, cẩn thận trong khâu chuẩn bị đồ ăn.

Một vài lưu ý khi nuôi cá dĩa

Nghề nuôi cá dĩa phát triển nhiều năm qua nhưng để nuôi cá dĩa thành công, đạt đủ điều kiện xuất khẩu thì không nhiều. Bởi cá dĩa là giống cá khó nuôi, cần tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt để đạt hiệu quả kinh tế cao. Do đó trong quá trình nuôi cá cần lưu ý một số điểm sau đây

  • Cá dĩa rất nhạy cảm với tiếng ồn các chấn động và ánh sáng nên rất dễ bị stress
  • Giống cá này có điểm khác biệt đối với các động vật máu nóng là nhiệt độ của chúng sẽ thay đổi theo môi trường sống xung quanh. Do đó không nhiệt độ không nên có sự thay đổi quá lớn và đột ngột vì sẽ làm rối loạn quá trình trao đổi chất tác động đến quá trình phát triển và sinh sản
  • Bể nuôi cá dĩa nên đặt ở chỗ kín gió, nhiệt độ ổn định
  • Cá dĩa chỉ sinh sống ở môi trường nước trong nên cần xử lý sạch nước trước khi thả cá
  • Chọn giống cá con: tìm hiểu nguồn gốc của cá bố lẫn cá mẹ, chọn đàn cá khỏe mạnh, đồng đều, bơi nhanh nhẹn 

Lời kết

Hi vọng qua bài viết này HelloThuCung đã giúp những người dành tình yêu cho cá dĩa hiểu hơn về cách nuôi cá dĩa. Nuôi được cá dĩa tuy khó nhưng nếu bạn cố gắng, cẩn thận, trang bị đầy đủ kiến thức thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt, ngoài mong đợi.

About The Author

Leave a Comment

Your email address will not be published.

Scroll to Top