Nước trong hồ cá cảnh bị đục, rong rêu bám trên mặt hồ và xuất hiện mùi hôi không chỉ làm cho người nuôi cá khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của cá. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn 9 cách làm trong nước hồ cá đơn giản giúp nước trong hồ trong vắt.
Nguyên nhân nước bể cá bị đục
Nước bể cá bị đục là chuyện bắt gặp ở mọi hồ cá cảnh và bể thủy sinh mặc dù chúng ta thay nước và vệ sinh thường xuyên. Dưới đây là những nguyên nhân làm cho nước hồ cá cảnh bị đục, bốc mùi, xuất hiện rêu xanh.
Trong hồ chứa quá nhiều thức ăn thừa
Lượng thức ăn cho cá cần phải tuân thủ theo quy tắc riêng không nên cho cá ăn quá nhiều để làm cho nước hồ cá bị đục, tình trạng này rất hay gặp phải đối với những người nuôi cá cảnh.
Lúc cá trong hồ khuấy động nước sẽ làm cho lượng thức ăn còn dư đọng dưới mặt nước nổi lên gây đục nước, sản sinh ra các chất nhầy, tạo ra nhiều rong rêu gây mất thẩm mỹ cho hồ cá
Cá cảnh thông thường chỉ tiêu thụ từ 45% -50% lượng thức ăn được cho vào hồ, phần thức ăn còn dư sẽ nằm lơ lửng trong nước hoặc chìm xuống đáy hồ và đóng một lớp ở dưới. Nếu để lâu ngày không vệ sinh hồ cá thì lượng thức ăn sẽ bị phân hủy, bốc mùi hôi và xuất hiện nhiều mầm bệnh gây hại cho cá.
Phân thải của cá
Mỗi ngày cá sẽ thải ra một lượng lớn phân thải, nước tiểu và tiết ra các dịch nhờn đặc trưng của lớp vảy cá, nếu lượng chất thải này không được vệ sinh sẽ gây ô nhiễm nguồn nước làm cho nước hồ bị bẩn không còn trong xanh.
Nước trong hồ cá bị bẩn, ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, dễ sinh bệnh hơn, hạn chế sự phát triển của cá chúng sẽ trở nên gầy gò và ốm yêu. Vì vậy, người nuôi cá cảnh cần phải xử lý nước hồ cá khi bị đục một cách kịp thời.
Chất lượng nguồn nước không tốt
Nguồn nước đang sử dụng cũng chính là nguyên nhân làm cho nước hồ cá nhanh đục, nước máy chứa các chất như kim loại nặng, nitrat, silicat và phốt phát,… nếu bạn không khử mùi clo trước khi nuôi cá hoặc lọc sạch chúng đi thì tình trạng nước đục là không thể nào tránh khỏi.
Tảo rêu phát triển
Khi để bể cá tiếp xúc nhiều với ánh sáng trực tiếp thì đến một mức nào đó sẽ kích thích tảo và rêu phát triển rất nhanh, chúng sẽ lấy phần thức ăn thừa trong hồ để làm thức ăn cho chính mình, làm cho nước hồ biến thành màu xanh, giảm lượng oxy cho cá hô hấp vào ban đêm.
Không tạo ra được hệ vi sinh vật hiệu quả
Vi sinh vật có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình nuôi cá cảnh, chúng góp phần lớn trong quá trình làm sạch nước hồ, phân hủy các tạp chất và chất độc hại có trong nước tạo ra môi trường sạch giúp cá phát triển khỏe mạnh, nhanh lớn,…
Vì vậy, để có một bể cá cảnh, thủy sinh nước trong và ổn định chúng ta cần phải tạo ra được một hệ vi sinh vật phát triển thật khỏe mạnh.
Mật độ cá trong hồ cao
Một không gian sống chật hẹp nhưng lại có quá nhiều cá thì lượng phân thải ra rất lớn, đây chính là nguyên nhân làm cho nước hồ cá nhanh đục và xuất hiện mùi hôi.
Ít vệ sinh hồ cá
Bể cá cảnh không được vệ sinh lau chùi thường xuyên sẽ xuất hiện rêu bám trên mặt hồ, các chất bẩn, rêu, tảo bám vào thành hồ lâu ngày không được dọn dẹp sẽ sinh sản và phát triển mạnh mẽ làm cho nước nhanh đục. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bể nuôi cá đồng thời còn gây hại đến sức khỏe của cá.
Tại sao phải xử lý nước hồ cá cảnh
Nguồn nước nuôi cá rất quan trọng, nếu nước không sạch, bị đục, nhiễm khuẩn sẽ khiến cho cá bị mắc bệnh. Nếu không xử lý nước trong hồ cá cảnh đúng cách thì nước sẽ rất nhanh đục, có rêu xanh và bốc mùi,… gây ảnh hưởng đến cá nuôi trong bể và mất thẩm mỹ.
Việc vệ sinh hồ cá định kỳ sẽ giúp:
- Bể cá luôn được sạch sẽ, tạo một cảnh quan phong thủy đẹp mắt.
- Giúp cá khỏe mạnh, nhanh lớn và ít bệnh.
- Giúp nước trong hồ trong trong vắt.
- Hạn chế rêu, tảo, các mầm bệnh xuất hiện gây hại cho cá.
- Phong thủy trong bể được đảm bảo.
Một số cách làm trong nước hồ cá cảnh, bể thủy sinh
Duy trì một môi trường sống tốt cho cá là việc rất quan trọng. Vậy khi hồ cá cảnh xuất hiện những vấn đề trên thì người nuôi cá phải xử lý như thế nào? Sau đây là một số cách làm trong nước hồ cá đơn giản mà bạn không nên bỏ qua.
Thay nước
Thay nước bể cá định kỳ ít nhất một lần một tuần là điều hiển nhiên để loại bỏ những chất thải trong nước ra ngoài. Theo kinh nghiệm nhiều năm của những người nuôi và kinh doanh cá cảnh thì bạn chỉ nên thay tối đa ⅓ lượng nước trong bể để cá không bị sốc nhiệt.
Vệ sinh hồ
Đây là việc người nuôi cá cần phải thực hiện thường xuyên để giúp nước trong hơn, bạn có thể sử dụng vợt để vớt những chiếc lá rơi trên mặt hồ hay sử dụng dụng cụ chuyên dụng để vớt những cặn bẩn nằm dưới đáy hồ giúp môi trường sống tốt hơn, cá sinh trưởng khỏe mạnh.
Dùng lọc nước và tái tạo vi sinh
Sử dụng bộ lọc chuyên dụng là cách xử lý rong rêu, nước bẩn trong hồ cá hữu hiệu nhất, bộ lọc sẽ giảm bớt ô nhiễm nước, rút bớt lượng thức ăn thừa giúp nước trong hồ đảm bảo chất lượng hơn, việc vệ sinh hồ cá cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Đầu tư cho việc nuôi cá một khoản tiền để mua thiết bị lọc và tái tạo vi sinh là điều vô cùng đúng đắn, vi sinh sẽ sinh sống và phát triển tại các thiết bị lọc từ đó hồ cá sẽ được cung cấp nhiều nguồn vi sinh mới giúp nước trong vắt và sạch hơn.
Sử dụng Purigen
Vật liệu lọc Purigen có thành phần là các hạt nhựa polymer tổng hợp có khả năng loại bỏ những tạp chất hòa tan và không hòa tan trong nước vượt trội với tốc độ lên đến 500% so với các loại vật liệu bộ lọc khác. Vật liệu được thiết kế sử dụng cho cả nước biển và nước ngọt.
Purigen giúp kiểm soát amoniac, nitrit và nitrat bằng cách loại bỏ những chất thải hữu cơ có chứa nitơ có hại cho sinh vật trong hồ mà không tác động đến các nguyên tố vi lượng có lợi khác, nó làm tăng đáng kể redox, đánh bóng nước một cách rõ ràng.
Cho cá ăn vừa đủ
Cách làm trong nước hồ cá đơn giản nhất là người nuôi đảm bảo cho cá ăn với lượng thức ăn vừa đủ mỗi ngày. Cách này không chỉ giúp cho nước trong hồ không bị đục, bốc mùi hôi mà còn đảm bảo được lượng dinh dưỡng vừa đủ cho cá.
Việc tính toán lượng thức ăn cho cá vừa đủ không khó bạn chỉ cần dựa vào các yếu tố sau đây là có thể đưa ra được lượng thức ăn chuẩn xác nhất:
- Nhu cầu ăn của cá cảnh mỗi ngày.
- Loại cá mà bạn đang nuôi là gì?
- Độ tuổi của cá bao nhiêu
- Lượng cá nuôi nhiều hay ít…
Kiểm soát ánh sáng
Ánh sáng là một phần ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của rong, rêu trong hồ cá, điều này làm cho hồ cá không được sạch và hạn chế trải nghiệm ngắm cá bơi trong hồ. Kiểm soát ánh sáng sẽ giúp kìm hãm lại sự phát triển của rêu, từ đó giúp nước ngày càng trong hơn và hồ cá luôn sạch đẹp.
Nuôi các loài cá dọn bể
Nuôi thêm cá dọn bể là cách xử lý rong rêu, thức ăn thừa bên trong rất hiệu quả. Loài cá này có khả năng làm sạch các bề mặt tiếp xúc với nước rất tốt vì vậy công việc vệ sinh hồ cá của bạn sẽ nhàn hơn. Các bạn có thể tham khảo nuôi các dòng cá dọn bể phổ biến như: cá Chuột, cá Otto, cá Pleco, cá Tỳ Bà Bướm, …
Sử dụng vi sinh
Việc bổ sung thêm vi sinh sẽ giúp cân bằng toàn bộ hệ sinh thái bên trong hồ cá, giúp hấp thu và tiêu hóa hết những chất độc hại có trong nước. Vi sinh có thể giúp bạn giải quyết triệt để tình trạng phân hủy phân cá – tác nhân hàng đầu gây ô nhiễm nguồn nước.
Nuôi hệ thực vật thủy sinh
Hệ thực vật thủy sinh giúp tiêu thụ lượng thức ăn thừa, phân thải của cá và các loại cặn bã đồng thời chúng tạo cảnh quan sinh động cho hồ cá. Thực vật thủy sinh có rất nhiều công dụng vừa giúp hồ cá sạch sẽ, cá phát triển khỏe mạnh và làm nước trong xanh hơn.
Lời Kết
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn 9 cách làm trong nước hồ cá giúp cải tạo hệ sinh thái hồ cá cảnh hiệu quả, nước hồ trong xanh và sạch hơn rất nhiều.
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích trong hành trình chăn nuôi cá cảnh của bạn. Nếu còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc hãy bình luận bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn giải đáp một cách nhanh nhất.