Cá Thủy Tinh được xem như là một loài cá cảnh kỳ lạ nhất thế giới với thân hình trong suốt độc đáo. Chính vì vậy mà chúng đang được rất nhiều người chơi thủy sinh ưa chuộng và lựa chọn làm phong phú bể cá nhà mình.
Tuy nhiên, để nuôi sống được chúng cũng không hề đơn giản, nhất là với những người mới bắt đầu tập chơi cá cảnh. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về loài cá này nhé!
Nguồn gốc của cá Thủy Tinh
Cá Thủy Tinh hay còn có tên gọi khác là cá Kính, cá Trê Kính. Tên khoa học của chúng là Kryptopterus bicirrhis. Là một loài cá da trơn này có nguồn gốc từ các con sông mekong lớn khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonexia.
Đặc điểm của cá Thủy Tinh
Cá Thủy Tinh có thân hình óng ánh, trong suốt nhìn thấy được các bộ phận cơ thể bên trong. Khi bị ánh sáng chiếu vào, cơ thể cá có màu ánh kim và sẽ chuyển sang màu ánh sữa khi cá chết.
Cá Thủy Tinh có kích thước khá nhỏ bé. Chiều dài cá tầm 10-12cm, trông như một tờ lá mỏng. Đầu chúng hơi nhọn, cơ quan nội tạng phần lớn đều nằm ở phần đầu của cá. Miệng cá có hai chiếc râu dùng để hỗ trợ cho việc tìm kiếm thức ăn.
Chúng có ngực và bụng rất ngắn, chỉ chiếm tầm ¼ chiều dài cơ thể.
Cá Thủy Tinh là loài cá da trơn nên khá nhạy cảm với môi trường. Chúng có ngoại hình yếu ớt nên rất dễ bị những con cá lớn hung dữ khác nuốt chửng.
Chúng tự vệ bằng cách tập trung thành những đàn nhỏ, khiến cơ thể chúng hòa lẫn vào nhau để ngụy trang, làm kẻ thù bị rối mắt và khó phát hiện.
Cách nuôi cá Thủy Tinh
Cá Thủy Tinh tuy dễ nuôi nhưng cũng không hề đơn giản. Sau đây là tổng hợp cách nuôi cá mà bạn cần biết.
Bể nuôi và cách thay nước
Khi cá được mua về, trước tiên bạn nên nuôi cách ly cá trong môi trường nước riêng tầm 1 tuần. Sau đó, thấy chúng phát triển bình thường mới nuôi trong môi trường chung với các loài các khác. Nên nuôi theo đàn từ 6 -10 con trở lên, tránh để cá sống đơn độc, sẽ bị căng thẳng, bỏ ăn dẫn đến dễ bị bệnh và chết.
Là loài cá khá nhạy cảm với môi trường nên khi chọn bể nuôi cho cá Thủy Tinh, người nuôi đặc biệt cần chú ý đến thể tích và chiều dài của bể cá:
Thể tích bể: 200L
Chiều dài bể: 100cm.
Thay nước cho cá sẽ giúp cân bằng khoáng chất, tăng sự trao đổi chất cho cá và các loại thực vật thủy sinh, giúp kích thích cá được sinh trưởng và phát triển tốt.
Từ 5-10 ngày nên thay nước một lần. Tránh thay nước nhiều lần trong 1 tuần.
Định kỳ thay từng phần nước bể nuôi, không thay toàn bộ nước trong bể thủy sinh để giúp cá dễ thích nghi với môi trường nước mới.
Môi trường và nhiệt độ khi nuôi
Môi trường và nhiệt độ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống của cá.
Cá Thủy Tinh thường sống ở tầng giữa và tầng đáy. Nhiệt độ nước thích hợp cho cá là 24-28 độ C. Độ Ph: 6-7,5. Độ Dh: 5-15.
Do cá khá nhạy cảm với điều kiện chất lượng nước và vệ sinh môi trường nước cần duy trì ở mức ổn định.
Hệ thống lọc và ánh sáng
Cá có kích thước khá nhỏ nên những yêu cầu về thiết bị lọc khí, lọc nước công suất cao không cần thiết. Chủ yếu, Nên đặc biệt chú ý đến môi trường nước sạch sẽ để tránh mầm móng lây lan các bệnh cho cá.
Ngoài ra, loài cá này vốn không thích nơi có ánh sáng, bạn nên duy trì ánh sáng ỏ mức độ vừa và yếu. Cần trang trí thêm một số cây thủy sinh, gỗ lũa, đá để chúng có chỗ ẩn nấp và đẻ trứng.
Cá Thủy Tinh ăn gì?
Cá Thủy Tinh kiếm thức ăn vào ban ngày. Thức ăn chính của cá thường là các động vật nhỏ không xương sống như bọ nước, ấu trùng,…
Tuy nhiên người nuôi vẫn phải bổ sung thêm dinh dưỡng cho cá bằng viên thức ăn, rau và thịt cắt nhỏ vừa miệng cá, để giúp cá có thể sống và phát triển tốt.
Không nên cho cá Thủy Tinh ăn giun vì trong giun có rất nhiều vi sinh vật có hại, dễ xuất hiện bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Nên cho cá ăn nhiều nhất 2 bữa/ngày. Lượng thức ăn cũng không nên quá nhiều, vì kích thước cá nhỏ nên tránh để cá ăn không hết để lại thức ăn thừa, dễ làm ô nhiễm môi trường nước.
Khả năng sinh sản của cá Thủy Tinh
Cá Thủy Tinh đẻ trứng, dễ sinh sản. Thường trứng sẽ nở sau 24 -48 giờ. Cá thường đẻ trứng dính trên các cây thủy sinh.
Điểm lưu ý là nên tách cá bố ra khỏi trứng vì chúng hay ăn trứng cá con.
Cá Thủy Tinh Đuôi Đỏ
Thủy Tinh Đuôi Đỏ còn có tên gọi khác là Neo Thủy Tinh. Có nguồn gốc Nam Mỹ, ở lưu vực của sông Amazon.
Chúng có cơ thể trong suốt giống như cá Thủy Tinh thông thường khác. Tuy nhiên, đặc điểm giúp chúng khác biệt so với những con cá Thủy Tinh khác là chiếc đuôi đỏ nổi bật. Kích thước cá khoảng 8cm.
Ngoài khác biệt với chiếc đuôi đỏ tuyệt đẹp, cá Thủy Tinh Đuôi Đỏ có những đặc điểm cũng như môi trường, nhiệt độ sống giống với cá Thủy Tin thông thường khác. Khi nuôi bạn cũng cần chú ý đến nhiệt độ, môi trường cũng như trồng nhiều thủy sinh.
Nên nuôi theo đàn tầm 10 con trở lên để chúng trở nên sặc sỡ và đầy màu sắc cho bể cá nhà bạn.
Cá Thủy Tinh nên nuôi chung với cá nào?
Cá Thủy Tinh vốn có bản chất hiền lành. Vì vậy nên nuôi chung với những loại cá cùng bản tính và kích thước sẽ khá hòa hợp, dễ dàng chung sống hòa bình với nhau.
Sau đây là số loại cá nên nuôi chung với cá Thủy Tinh:
- Cá bảy màu
- Cá Sọc Ngựa
- Cá Neon
- Cá Mây Trắng
- Cá Tam Giác
Giá cá Thủy Tinh là bao nhiêu?
Gía cá Thủy Tinh trung bình dao động vào tầm 5.000 – 15.000 đồng/con tùy nơi bán.
Đặc biệt, khi mua với số lượng nhiều sẽ được giá ưu đãi hơn so với mua lẻ.
Địa chỉ mua, bán cá Thủy Tinh ở đâu tại Hà Nội, Tp HCM?
Ở tại khu vực Hà Hội, Tp HCM bạn hãy liên hệ các cửa hàng mua, bán cá Thủy Tinh theo địa chỉ sau để có thể sở hữu cho mình những con cá Thủy Tinh xinh đẹp cho bể cá của bạn.
Tại Hà Nội:
- THỦY SINH TÍM – Địa chỉ: Cuối ngõ 26, phố Nghĩa Đô, Cầu Giấy.
- CÁ CẢNH THÁI HÒA – Địa chỉ: Số 531 Hoàng Hoa Thám, P. Vĩnh Phúc, Q. Ba Đình.
- CÁ CẢNH TUẤN PHONG – Địa chỉ: Số 107, Phố Thiên Hiền, Phường Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm.
- MÂY AQUA – Địa chỉ: Số 337 Vũ Tông Phan – Khương Đình – Thanh Xuân –
Tại Tp HCM:
- CỬA HÀNG THỦY SINH SAIGON AQUA
Địa chỉ: Đường TA 20 (68/32/14 Trần Thị Cờ), Khu phố 5, Phường Thới An, Quận 12 – Sđt: 078 863 7211
- HỆ THỐNG CÁ CẢNH, CÁ KIỂNG HOÀNG LAM
CN1: 1015/11 Huỳnh Tấn Phát – Quận 7. Sđt 0975 880 333
CN2: 376/11 Huỳnh Tấn Phát – Quận 7 – Sđt 0787 880 333
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về cá Thủy Tinh. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được đặc điểm cũng như kỹ thuật nuôi loài cá này. Từ đó có sự lựa chọn cách chăm sóc cá hiệu quả nhất! Chúc bạn thành công!