Cá Phượng Hoàng là loại cá cảnh được rất nhiều người yêu thích nhờ vào bộ vây màu sắc đầy rực rỡ đầy ấn tượng. Tuy loài này không yêu cầu kỹ thuật nuôi quá khó khăn nhưng cũng có những điều cần phải đặc biệt lưu ý, vậy nên hãy cùng bài viết sau tìm hiểu sâu hơn về loài cá Phượng Hoàng này nhé!
Giới thiệu về cá Phượng Hoàng
Nguồn gốc
Cá Phượng Hoàng, còn có tên tiếng anh là Phoenix Tetra (hay Cichlid), là loài thuộc bộ cá vược (Perciformes) và họ cá rô phi (Cichlidae). Vào năm 1998, dựa vào các tia cứng đặc biệt trên vây lưng và bụng ở cá đực mà loài cá này đặt tên khoa học là Mikrogeophagus ramirezi.
Chúng được biết đến là loài cá nước ngọt đặc hữu tự nhiên sống theo bầy đàn, chủ yếu cư trú tại các lưu vực sông Orinoco, trảng cỏ Venezuela và Colombia tại Nam Mỹ. Môi trường sống của chúng là ở các ao hồ nước tĩnh, hoặc nơi có đáy cát và bùn, ẩn chứa đa dạng loại thực vật.
Khoác lên mình vẻ ngoài độc đáo và bắt mắt, cá Phượng Hoàng đã thu hút rất nhiều ánh nhìn của dân chơi cá cảnh. Đến nay, nhờ trải qua nhiều quá trình lai tiên tiến mà loài cá này đã trở nên phong phú hơn về màu sắc và chủng loại.
Đặc điểm thân hình
Cá Phượng Hoàng có lớp vảy da màu xám bạc, không những còn được phủ thêm một lớp màu ngũ sắc cầu vồng ánh kim mà còn đặc biệt có các đốm xanh rải đều khắp mình, trông vô cùng tinh xảo và sang trọng. Đặc biệt hơn khi nhìn dưới ánh sáng trực tiếp, màu sắc trên người chúng sẽ thay đổi liên tục theo cường độ của ánh sáng.
Phần lưng cá có màu sẫm và nhạt dần về phía bụng, đi kèm là một đường sẫm màu chạy dọc theo từ nắp mang cho đến gốc đuôi. Vây và đuôi cá đều được kéo dài nhọn về cuối, tựa như tạo ra một chiếc quạt tròn xòe ra đẹp mắt.
Kích thước loài cá này rất nhỏ, chỉ dài khoảng 5cm. Điểm khác biệt ở cá đực chính là có kích thước nhỉnh hơn so với cá cái, và phía trước vây lưng của cá đực sẽ có hai tia cứng dài nằm ở vị trí thứ hai và ba.
Cá Phượng Hoàng vốn có nhiều với các hình dáng khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất ở nước ta hiện nay là loại thân dài và thân ngắn.
Người trong ngành thường truyền tai nhau rằng rất dễ để phân biệt con cá nào là nuôi nhốt và con nào đánh bắt từ tự nhiên. Rất đơn giản, đó là chỉ cần nhìn vào vây của chúng. Những con Phượng Hoàng bị đánh bắt sẽ có vết thương trên vây của chúng, trong khi những con được nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo sẽ không có những vết tích này.
Những loài cá Phượng Hoàng phổ biến
Cá Phượng Hoàng Lam
So với những loại cá Phượng Hoàng khác, cá Phượng Hoàng Lam có đặc tính khá hung dữ hơn, đặc biệt kích thước khi trưởng thành của chúng có thể lên đến hơn 6cm.
Như tên gọi, màu sắc đặc trưng của chúng là màu xanh lam với lớp vảy óng ả. Đây là loại cá được nhân giống và lai tạo ngay tại Việt Nam.
Đặc tính của cá Phượng Hoàng Lam khá dễ nuôi. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý các điều kiện của bể và thức ăn khi nuôi cá để đảm bảo cá phát triển khỏe mạnh.
Cá Phượng Hoàng Ngũ sắc
Đây là loại cá được khá nhiều người yêu thích trong giới cá cảnh, nhờ vào vẻ đẹp đa dạng màu sắc vô cùng hấp dẫn của mình. Điểm ấn tượng ở loài cá này chính là khi được chiếu dưới ánh sáng trực tiếp, cá Ngũ sắc sẽ linh hoạt biến đổi thành nhiều màu khác nhau.
So với các cá Phượng Hoàng cùng loài thì cá Phượng Hoàng Ngũ sắc khá chăm sóc và dễ nuôi. Chúng phát triển tốt nhất khi ở trong môi trường nước ấm, vì vậy bạn nên chú ý đến nhiệt độ nước trong bể khi nuôi.
Cá Phượng Hoàng Bolivia
Cá Phượng Hoàng Bolivia được xem là một trong những loài cá thủy sinh có màu sắc đẹp nhất trong giới cá cảnh hiện nay. Tương tự các giống cá Phượng Hoàng khác, loài này cũng khoác lên mình vẻ đẹp cuốn hút cùng sự đa dạng màu sắc.
Tuy nhiên cá Phượng Hoàng Bolivia yêu cầu môi trường sống khá khắt khe. Bể nuôi phải chứa dung tích ít nhất là 70 lít nước cùng môi trường sống lý tưởng, phải có nhiều nơi để chúng ẩn nấp. Đặc biệt hơn, loài cá này rất nhạy cảm với môi trường nước ô nhiễm và thiếu không khí, vì vậy bạn phải rất cẩn trọng bố trí các hệ thống cần thiết.
Cá Phượng Hoàng Đá quý
Cá Phượng Hoàng Đá quý được biết đến là một trong các loài cá nước ngọt có màu sặc sỡ tại châu Phi. Tuy nhiên loài này rất khó nuôi trong môi trường bể vì chúng có đặc tính rất hung hăng.
Sở dĩ cá Phượng Hoàng Đá quý được đặt tên như vậy nhờ vào sự kết hợp tươi sáng và đầy màu sắc lấp lánh của chúng. Loài cá này là một loại tuyệt vời có trong dòng cá Phượng Hoàng, nhưng bạn cần lưu ý rằng chăm chúng sẽ rất khó khăn đấy.
Cá Phượng Hoàng vàng lùn
Cá Phượng Hoàng vàng, hay còn được gọi với cái tên cá Phượng Hoàng lửa, là giống cá lai tạo giữa ba loại cá vàng hướng thiên (Celestial), cá vàng sư tử (Lionhead) và cá vàng Lan Thọ (Ranchu).
Kích thước của loài này từ 16-18cm, với thân hình có dạng quả trứng và đuôi dạng đuôi với phần lưng cong mềm mại. Có hai loại cá Phượng Hoàng lửa, một loại đuôi ngắn và một loại đuôi dài. Điểm chung của chúng là màu sắc kim loại hoặc lấm tấm đốm đỏ, trắng và vàng. Vì thế khi nhìn chúng bơi giữa hồ như đang có một ngọn lửa đang lập lòe sáng vậy.
Cá phượng hoàng xanh lùn
Tuy Phượng Hoàng xanh là giống cá có sức khỏe tốt, nhưng để có thể duy trì màu sắc và thể trạng của chúng, người nuôi cần phải đặc biệt chăm sóc chúng thật tốt.
Môi trường lý tưởng để Phượng Hoàng xanh phát triển đồng bộ là nước ấm. Vì vậy cần chú trọng đến môi trường sống và nhiệt độ nước để cá phát triển toàn diện.
Cách nuôi cá Phượng Hoàng nhanh lớn, sống khỏe
Để đảm bảo chọn được giống cá mạnh khỏe, phù hợp cho việc nuôi cảnh hoặc phối giống lai tạo, bạn nên chọn những con có màu sắc rực rỡ (đối với con đực) và bề ngoài mạnh mẽ (đối với con cái). Có như vậy bạn mới có thể nhân giống được những chú cá con khỏe mạnh.
Hồ nuôi, ánh sáng, nhiệt độ
Mặc dù Phượng Hoàng là giống cá có sức khỏe tốt, tuy nhiên để duy trì màu sắc và trạng thái ổn định, người nuôi cần phải tạo nên môi trường sống thật phù hợp để có chúng có thể phát triển một cách toàn diện.
Hồ nuôi
Bởi vì Phượng Hoàng là loài cá ưa hoạt động và di chuyển nhanh nhẹn, nên chọn bể nuôi phù hợp nhất phải chứa dung tích nước lớn hơn 90L, chiều dài 60cm. Bể càng rộng thì càng có lợi cho việc di chuyển của cá và thuận tiện để bài trí.
Bạn có thể trang trí thêm các loại rong hoặc cây thủy sinh vì bản tính của loài này rất thích ẩn nấp, như vậy sẽ mang đến cảm giác an toàn cho chúng.
Dưới đáy bể bạn nên rải nền sỏi nhỏ để thuận theo tập tính đào bới của chúng, hoặc rải nền cát mịn và trồng vào các cây thủy sinh bụi dày, như vậy sẽ mang đến cảm giác môi trường tự nhiên.Nếu nuôi để sinh sản thì bạn nên đặt một tấm đá phẳng vào bể nuôi để cá cái có thể đẻ trứng trên đó.
Ánh sáng
Cá Phượng Hoàng không thích tiếp xúc với ánh sáng quá mạnh, vì vậy bạn không nên để ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào bể. Ánh sáng nên điều chỉnh vừa phải, có thả thả một vài thực vật trôi nổi như bèo trên bể mặt bể nuôi.
Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng nhất cho cá Phượng Hoàng là từ 25.5-29.5 độ C, pH nằm trong khoảng 6.0-7.5. Vào mùa đông khi nhiệt độ giảm xuống, bạn nên chú ý điều chỉnh nếu không cá sẽ dễ bỏ ăn dẫn đến sinh bệnh.
Cá Phượng Hoàng ăn gì? Và khẩu phần và thời gian cho ăn
Cá Phượng Hoàng là loài ăn tạp thiên về động vật, vì vậy thức ăn của chúng sẽ bao gồm các loại trùng chỉ, côn trùng nhỏ, cung quăng, giáp xác và các loại thức ăn viên. Ngoài ra chúng còn ăn cả tép nhỏ, nên nếu bạn đang nuôi tép cảnh thì không nên để chúng sống cùng nhau.
Cá phải được cho ăn từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Mỗi bữa bạn nên cho lượng thức ăn nhỏ vừa phải để tránh dư thừa thức ăn, làm ô nhiễm môi trường nước mà cá sinh sống.
Nước trong bể
Nước trong bể để nuôi cá Phượng Hoàng phải là nước sạch, không ô nhiễm hay lẫn các loại tạp chất. Nước nuôi phải khử clo, không được chứa nitrite, ammonia hay kim loại nặng…
Cá Phượng Hoàng sinh sản
Khi loài cá Phượng Hoàng trưởng thành, chúng sẽ bắt đầu quá trình sinh sản của mình. Sau khi giao phối, con đực sẽ đào lên những chỗ trũng nhỏ để con cái có thể đặt trứng vào rồi cùng nhau bảo vệ số trứng quý giá này. Theo ước tính, con cái có thể cho ra hơn 300 trứng trong một lần sinh nở.
Có vài trường hợp cá bố mẹ sẽ ăn thịt cá con ngay khi vừa nở, vậy nên bạn có thể tách riêng cá bố mẹ ra bể riêng để ngăn chặn việc này. Sau khoảng 4-5 tuần là cá con đã đủ cứng cáp để bơi lội và kiếm ăn, lúc ấy bạn có thể thả cá bố mẹ vào sống chung trở lại.
Cách thả cá xuống hồ
Sau khi đã tìm hiểu đủ và nắm chắc các điều kiện để nuôi cá Phượng Hoàng, hãy tiến hành chuẩn bị và thả cá xuống hồ. Bạn nên đáp ứng các yêu cầu về độ pH, khử các hóa chất gây hại để đảm bảo môi trường an toàn cho cá, nên trang bị thêm bộ lọc nước nếu cần thiết.
Trước khi thả cá, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ để đánh thuốc cá trước ở bên ngoài trước khi thả xuống hồ. Với bể chứa 100L thì tương ứng khoảng 15 viên Tetracyclin, bạn có thể căn cứ vào đó để tính toán số lượng thuốc cần đánh.
Cách đánh thuốc như sau: Cho thuốc vào một bồn dưỡng có bật sủi, bỏ cá vào ngâm khoảng 1 tiếng. Trong quá trình ngâm, bạn nên đứng canh tại chỗ vì có nguy cơ cá sẽ nhảy ra ngoài. Sau 1 tiếng bạn bắt lần lượt từng con và nhẹ nhàng thả xuống bể. Chú ý hạn chế thả số lượng quá nhiều và không nên để nước ngâm hòa vào trong bể.
Các bệnh thường gặp ở cá Phượng Hoàng
Bệnh đốm trắng
Triệu chứng của căn bệnh này là xuất hiện các vết đốm trắng li ti trên thân cá. Nguyên nhân chủ yếu là từ ký sinh trùng trong nguồn nước gây ra. Các con ký sinh trùng này sẽ bám vào thân cá và hút máu, dẫn đến vây và mang cá bị hoại tử, khiến cá của bạn nhanh chóng bơi vào cửa tử.
Cách chữa trị và phòng tránh là đảm bảo nguồn nước mà cá sinh sống phải thật sạch sẽ, không chứa vi khuẩn ký sinh trùng. Bạn có thể dùng các loại thuốc diệt khuẩn nếu cần, hoặc pha thuốc tím vào nước với tỷ lệ 1:1.
Bệnh thối vây, đuôi
Đây là bệnh đặc hữu mà loài cá nào cũng có nguy cơ mắc phải. Nguyên nhân là do nguồn nước bị ô nhiễm nặng, dẫn đến các vi khuẩn gây bệnh và làm vây cá bị ăn mòn, thối rữa. Nếu không sớm xử lý sẽ khiến những con cá khác sống cùng bể bị lây nhiễm và chết hết.
Cách xử lý là thay đổi nguồn nước trong bể phải sạch sẽ và chất lượng. Ngoài ra để điều trị cho cá bị nhiễm bệnh, bạn có thể dùng Acriflavine hoặc Phenoxethol để điều trị.
Bệnh nấm
Đây là căn bệnh do vi khuẩn Chondrococcus gây nên. Triệu chứng bệnh là các nốt sùi, vết nấm quanh miệng, mang hoặc thân cá. Căn bệnh này có thể lây lan nhanh chóng, do đó bạn cần lập tức cách ly những con khỏe mạnh ra một bể khác.
Bệnh này chỉ có thể chữa bằng một loại thuốc kháng sinh đặc biệt dành riêng cho cá.
Bệnh về tiêu hóa
Nguyên nhân xảy ra bắt nguồn từ việc cá Phượng Hoàng hấp thụ thức ăn và tạp chất quá nhiều, dẫn đến không tiêu hóa được. Lượng thức ăn đó sẽ hóa thành chất lỏng và gây ra chứng chướng bụng cho chúng.
Bạn có thể chữa trị bằng cách dùng một ống kim tiêm châm vào bụng cá, sau đó hút bớt lượng chất thừa đó ra ngoài. Đơn giản vậy thôi nhưng cá của bạn sẽ lập tức khỏe mạnh trở lại.
Lưu ý cần biết để nuôi cá Phượng Hoàng khỏe mạnh
Chỉ cần đáp ứng những điều kiện về môi trường sống, thức ăn và các điều lưu ý trên là bạn đã nuôi dưỡng ra được những giống cá Phượng Hoàng khỏe mạnh và phát triển, kích thước lớn nhất có thể đạt được đến 5-7cm.
- Hồ nuôi ở bất cứ hình dạng nào đáp ứng diện tích đáy khoảng 300cm2 đều có thể giúp cá Phượng Hoàng bắt cặp và sinh sản.
- Người nuôi nên chú ý đến khu vực cá đẻ trứng. Ở đó nước nên có tính axit cao hơn và nhiệt độ nước không được thấp hơn 25 độ C.
- Cho dòng chảy nước nhẹ nhàng ở khu đẻ trứng để không gây ảnh hưởng đến trứng, hạn chế chạy sục khí.
- Trong giai đoạn sinh sản, không nên cho cá thức ăn đông lạnh và khô, chỉ nên cho cá ăn trùng chỉ.
Giá cá Phượng Hoàng hiện nay và địa chỉ mua cá Phượng Hoàng ở HCM và HN
Cá Phượng Hoàng là giống cá phổ biến nên giá thị trường sẽ không quá cao. Mức giá trung bình nằm trong khoảng 10k-50k/con, tùy vào độ tuổi và vẻ ngoài của cá.
Vì cá Phượng Hoàng khá phổ biến trong giới cá cảnh nên bạn sẽ rất dễ dàng trong việc tìm mua giống cá này trong khu vực lân cận của bạn. Bài viết sẽ gợi ý cho bạn một vài địa chỉ uy tín để bạn có thể tham khảo.
Tại Hồ Chí Minh
- Thuỷ Sinh Xanh: 533/24 Huỳnh Văn Bánh, P14, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
- Trại Cá Cảnh – Chợ Cá MeKong: 79/51/77 Phú Định, Phường 16, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh.
- Hệ thống cá cảnh, thuỷ sinh Hoàng Lam: 1015/11 Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Nhuận, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Tại Hà Nội
- Sinh vật cảnh Hà Nội: Số 19 Phố Đặng Dung, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
- Cá Cảnh Tuấn Phong: Số 107, Phố Thiên Hiền, Phường Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Cá Cảnh Kim Giang: Số 5, ngõ 424, Kim Giang, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những thông tin và kiến thức cơ bản về loài cá Phượng Hoàng. Nếu là một người chơi cá cảnh, hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn cho loài cá tuyệt đẹp và đầy thú vị này nhé.
vì sao con cá phượng hoàng bị màu đen ở bụng và mắt nữa