Cá rồng là một trong những loại cá cảnh được yêu thích nhất hiện nay, với giá thành khá cao thì cá rồng được coi là một trong những loại cá sang chảnh và đẳng cấp được nhiều dân chơi cá săn đón. Nhưng bể cá chỉ nuôi cá rồng không hơi trống trải vì thế nhiều khách hàng đang có câu hỏi là nên mua loại cá nuôi chung với cá rồng thì tốt? Để giải đáp thắc mắc trên chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu về cá rồng
Cá rồng là loài cá bản địa sống tại Đông Nam Á. Với dáng bơi thanh thoát, uyển chuyển như dáng rồng bay nên nó được gắn liền với tên gọi cá Rồng.
Cá rồng được chia làm nhiều loại như: Cá rồng Thanh long, Cá rồng kim long quá bối, Cá rồng Kim long hồng vỹ, Cá rồng Hồng long, Cá rồng huyết long, Cá rồng Ngân long. Cá rồng có thân dẹt và thon dài, vẩy to lấp lánh, vây ngực dài, vây lưng và vây hậu môn nằm về phía sau, có một đôi râu mõm dài, cá có thể đạt tới chiều dài từ 60cm tới 90cm, trường hợp ngoại lệ có thể lên đến 120cm, trọng lượng 7,2 kg.
18 loại cá nuôi chung với Cá Rồng
Tầng mặt (tầng trên)
Tầng mặt là nơi cá rồng tìm kiếm thức ăn và sinh sống, vì thế tầng này bạn nên để dành riêng cho cá rồng sinh sống và có không gian bơi lội.
Tầng trung (tầng giữa)
Cá hổ
Là một trong những giống cá hung dữ nhất hành tinh. Cá hổ là một loại cá đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt và tương đối khó nuôi. Để sở hữu một con cá hổ thì cũng phải tốn khá nhiều kinh phí. Cá hổ rất nổi bật với những vạch màu đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt, vàng xen kẽ với nhau như lớp lông của loài hổ. Cá hổ còn mang đến nét độc đáo và cũng là loại cá nuôi chung với cá rồng được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Cá hồng két
Cá Hồng Két là một trong những dòng cá cảnh nước ngọt khá quen thuộc với nhiều người chơi cá. Cá hồng két gây ấn tượng với màu sắc khi từ nhỏ chúng khoác trên thân mình màu da cam đậm, tới giai đoạn trưởng thành thì chuyển sang dần màu đỏ. Theo phong thuỷ cá hồng két còn là biểu tượng mang đến sự an lành, may mắn cho người nuôi .
Cá bảo yến
Cá bảo yến được yêu mến bởi quan niệm rằng sẽ mang đến may mắn và phát tài cho gia chủ. Với lớp da màu màu vàng có thêm chút vạch đen, thân hình thuôn dài, vây lưng hình chữ V, hàm dưới nhô ra nhiều hơn hàm trên. Đặc biệt, mắt của cá bảo yến có màu đỏ. Cá bảo yến giúp tạo nét dễ chịu, hài hoà khi nuôi chung với cá rồng.
Cá hải tượng
Cá hải tượng là một dòng cá nổi tiếng đến từ lưu vực sông Amazon của Nam Mỹ. Cá hải tượng là một trong những loài cá cảnh khá to lớn và đắt đỏ. Cá hải tượng rất phù hợp khi nuôi chung với Cá rồng vì cả 2 loại cá này tạo nên nét sang trọng, uy nghi và ấn tượng cho hồ cá.
Cá kim sơn
Cá kim sơn còn có 1 tên gọi khác là cá kim ngân. Cá kim sơn cũng là một trong những loại cá phù hợp nuôi chung với Cá rồng. Cá Kim Sơn có thân hình nhỏ bé, trên thân có viền trắng , đen pha lẫn nhau. Cá kim ngân có phần vây ngắn, lưng hơi nhô lên trên, thân mình dày.
Cá phi phụng
Cá phi phụng là một loài cá cảnh khá dễ nuôi. Chúng rất hiền lành, chính vì vậy các bạn có thể dễ dàng nuôi chung cùng với những loài cá khác. Cá phi phụng có chiều dài khoảng 25 – 30cm, cân nặng tầm 500g. Cá phi phụng hoạt động như một nhân viên lau dọn sạch bể cá, chúng ăn rau, thịt và các loại thức ăn nhỏ khác.
Cá hoả tiễn
Cá Sấu Hoả Tiễn hay được gọi là Cá láng đốm, cá sấu hỏa tiễn, cá nhái đốm, cá sấu mõm dài. Cá Hoả tiễn gây ấn tượng thu hút bởi thân hình như quả ngư lôi, sở hữu lớp da màu màu nâu sẫm hoặc màu oliu và có những đốm độc đáo. Đặc biệt nhất là khi chúng có hàm răng sắc nhọn và dài. Cá hoả tiễn là loại cá khi nuôi chung với cá rồng, mang đến vẻ đẹp huyền bí, hung tợn và bí ẩn.
Cá phát lộc
Cá phát lộc cũng như tên gọi của chúng, chúng được đánh giá rất cao về giá trị phong thuỷ. Những chú cá phát lộc thường có màu bạc hoặc màu hồng.
Cá phát lộc là một trong những loại cá thích hợp nuôi chung với cá rồng, chúng mang đến vẻ bắt mắt, tươi tắn cho bể cá.
Cá mỏ vịt
Cá mỏ vịt cũng giống như một số loại cá khác nó được cho là loài cá mang đến may mắn cho gia chủ. Cá mỏ vịt có đầu rộng, cơ thể thuôn dài về phía sau với phần trên có màu đốm đen, dưới bụng màu trắng và một cái đuôi màu đỏ.
Cá Vương Miện
Cá vương miện là loại cá có thể nuôi chung với cá rồng. Những dải màu trên thân cá giúp chúng trở nên bắt mắt và ấn tượng. Những sọc trên thân cá cũng tạo nên giá trị cho loài cá này.
Tầng cuối (tầng đáy)
Cá khủng long thời tiền sử
Cá khủng long hay còn gọi là cá rồng cửu sừng. Cá khủng long có nguồn gốc từ Châu Phi, chúng có vây và sừng y như khủng long vì thế người ta đặt tên nó là cá khủng long. Đây là loài cá dữ ăn thịt, thức ăn của chúng bao gồm tôm, côn trùng, giáp xác, cá, ếch nhái, trùn huyết…. Chúng thường kiếm ăn ở tầng cuối cùng của bể cá.
Cá sam
Cá sam là một loài cá có độc nhưng những chú cá sam lại được rất nhiều dân nuôi cá săn lùng bởi màu sắc vẻ đẹp uyển chuyển mê người. Cá sam cũng là cá dễ nuôi, khi trưởng thành chúng có thể đạt kích thước từ 50-60cm nên cần có một chiếc bể nuôi tương đối lớn. Tuy nhiên, cá sam có 1 chiếc gai độc nên khi chăm sóc chúng cần phải chú ý.
Một số loại cá khác có thể nuôi chung với cá rồng
Ngoài những loại cá kể trên thì có 1 số loại cá cảnh nước ngọt có thể nuôi chung với cá rồng như:
Cá thần tiên.
Cá thần tiên vốn là loài cá nước ngọt sống chủ yếu ở các khu rừng nguyên sinh. Cá thần tiền thường sống theo bầy đàn từ 4 đến 5 con. Chúng là một trong số các loài cá cảnh có màu sắc bắt mắt, nổi bật nhất trên thế giới.
Cá tai tượng
Cá tai tượng sống chủ yếu ở vùng nước lặng và môi trường nước ngọt. Được đánh giá là loài cá có thể thích nghi nhanh với việc thay đổi môi trường sống. Với thân hình dẹt đều hai bên, phần phía chóp đầu hơi nhô, chiều cao của cá thường bằng một nửa chiều dài.
Cá Heo lửa
Cá heo lửa hay cá tai tượng Phi , chúng có thân dẹp ngang, các vây bụng nhọn, ngược lại với các vây hậu môn, lưng, đuôi và ngực lại tròn. Màu sắc của chúng thay đổi đáng kể và phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của cá.
Cá La Hán
Cá La Hán là dòng cá có sức khỏe tốt và ít bị mắc bệnh. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cho chúng cũng dễ dàng. Một con cá La Hán khi trưởng thành có chiều dài từ 25 – 30 cm. Thân hình của cá La Hán có màu sắc sặc sỡ, lấp lánh. Mỗi một cá thể cá La Hán sẽ có màu sắc khác nhau.
Cá dĩa
Cá Dĩa có hình dĩa tròn, cơ thể dẹp ngang, màu sắc đa dạng với rất nhiều hoa văn và đốm trên cơ thể . Đầu ngắn, mắt to và linh động. Trên thân có nhiều sọc đứng, tùy theo mỗi loài mà các sọc này có độ đậm nhạt và số lượng khác nhau.
Cá đầu bò
Cá Đầu Bò thuộc họ nhà cá rô phi, đây là một trong những dòng cá Ali được rất nhiều người chơi thủy sinh yêu thích. Ở Việt Nam cá này được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cá kỳ lân, cá hoàng quân 6 sọc, cá Đầu Bò,…
Lưu ý khi nuôi chung với cá Rồng
Khi bạn đã lựa chọn được loài cá phù hợp để nuôi chung với cá rồng thì có thể ban đầu chúng sẽ tấn công lẫn nhau cũng là chuyện rất bình thường. Cá rồng có tập tính phân biệt và bảo vệ lãnh thổ rất cao nên không thể tránh khỏi tình trạng chúng sẽ gây sự với những loại cá khác. Chỉ trừ trường hợp xung đột quá mức, nếu không thì chúng không bắt buộc phải cách ly. Đơn giản vì dù khi có tách ra thì loài cá rồng vẫn sẽ tấn công những con cá khác sau khi thả lại vào bể thuỷ sinh.
Trong trường hợp cá bị thương, bạn cần đảm bảo duy trì chất lượng nước thật tốt để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ của cá, tránh việc nhiễm trùng nhiều lần. Bạn cũng nên tham khảo để có những kiến thức cần thiết khi nuôi cá cảnh để chăm sóc cũng như biết cách xử lý khi có xung đột xảy ra giữa các loài cá sống chung trong bể.
Lời kết
Như vậy, Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 18 loại cá nuôi chung với cá rồng và những lưu ý khi nuôi rồi. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và bổ sung thêm những loại cá phù hợp cho bể cá rồng của bạn thêm sinh động và bắt mắt hơn.