Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng – Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

Đối với những người nuôi cá cảnh có lẽ sẽ không lạ lẫm gì khi gặp phải trường hợp bể cá bị bám các mảng mốc và nấm rêu, vì vậy giải pháp ở đây chính là nuôi cá lau kiếng

Tuy nhiên trước đây việc nuôi cá lau kiếng cảnh đã gây ra khá nhiều tranh cãi, thậm chí có cả vấn đề chế biến loại cá này thành các món ăn khác nhau. Vậy thực hư là thế nào, hãy cùng bài viết này tìm hiểu nhé! 

Cá lau kiếng là cá gì?

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

Cá lau kiếng, hay còn gọi cá tỳ bà (danh pháp khoa học là Hypostomus plecostomus) là loài cá nằm trong họ cá da xù, thuộc bộ cá da trơn (Loricariidae). Cá lau kiếng có tên tiếng anh là suckermouth catfish (hoặc janitor fish), trong giới buôn cá cảnh thường hay gọi chúng là pleco. 

Phần lớn cá lau kiếng được nhiều người nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ Nam Mỹ (nhiều nhất là Brazil) từ những năm 80, được nhân giống và nuôi phổ biến trong nước ở thập niên 90. Lâu dần một thời gian đến hiện nay, nhờ vào tập tính hút các tạp chất góp phần giúp môi trường bể sạch sẽ mà cá tỳ bà đã được dân chơi cá cảnh biết đến nhiều hơn và nuôi rộng rãi. 

Ở Việt Nam khá ít người chơi cá lau kiếng, chủ yếu là nuôi với mục đích để dọn bể. Nhưng ở nước ngoài chúng lại rất được ưa chuộng, thậm chí có cả một cộng đồng chơi loại cá pleco này.

Đặc điểm cá lau kiếng

Kích thước thông thường của loài cá này không quá lớn, thường từ 25-30cm. Tuy nhiên một vài trường hợp đặc biệt ở tự nhiên sẽ đạt chiều dài lên đến 50-70cm và trọng lượng nặng khoảng vài kilogram.

Thân hình chúng có màu nâu sẫm (có đốm hoặc các sọc sẫm màu hơn) với làn da cứng, thô ráp và sần sùi như một bộ vảy giáp. Lớp vảy dày này đặc biệt có thêm những điểm gờ tạo cảm giác như có một lớp gai nhọn bao bọc bên ngoài. Vây ngực xòe rộng như cánh một chiếc phi cơ, cùng với vây đuôi nhỏ và dày.

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến
Thân hình chúng có màu nâu sẫm

Thân cá dẹp phẳng như một cây đàn tỳ bà với cái đầu cũng dẹp phẳng, miệng thì to như miệng bát có nhiều dạng khác nhau với lực hút vô cùng mạnh mẽ.

Họ Loricariidae của cá lau kiếng có đặc điểm rất khác biệt là đôi mắt có khả năng nhìn tốt trong nhiều môi trường khác nhau. Thay vì tròng mắt truyền thống như những loài khác, chúng có trong mắt omega, chính là phần nếp gấp từ khóe lưng kéo dài vào khoang trước của mắt. Bằng chuyển động lên xuống, chúng có thể điều khiển lượng ánh sáng lọt vào mắt, cho phép chúng có tầm nhìn tuyệt vời ở cả môi trường sáng và tối.

Tuổi thọ của cá lau kiếng so với những loài cá cảnh là rất cao, trung bình lên đến 10-15 năm, thậm chí ở ngoài tự nhiên chúng sẽ còn sống lâu hơn. Một số con sẽ có màu đen thẫm, nâu đen hoặc nâu nhạt, đi kèm có hoa văn đen trắng. Chính khả năng ngụy trang tuyệt vời này giúp chúng dễ dàng lẩn trốn trong các cây thủy sinh.

Môi trường sống của cá lau kiếng

Nhiệt độ

Cá lau kiếng xuất xứ là cá nhiệt đới nam mỹ, sống trong dải pH 6,5-7,5 và nhiệt độ 25-58 độ C. Vì vậy môi trường ở miền Nam vẫn phù hợp để nuôi chúng, kể cả nhiệt độ có nóng lên 30-31 độ.

Ánh sáng

Theo nghiên cứu cá tỳ bà thích ánh sáng lờ mờ. Tuy nhiên thực tế một vài người nuôi vẫn để ánh sáng mạnh, một thời gian chúng cũng quen và rất dạn. Vì vậy tùy vào phong cảnh bạn muốn để điều chỉnh ánh sáng, còn không thì đặt đèn trắng lạnh là phù hợp nhất để có thể nhìn rõ màu và vân cá.

Bể nuôi

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

Loài cá này sẽ từ từ phát triển lên kích thước lớn, nhiều con đạt đến kích thước 60cm. Vì vậy trừ khi bạn có dự định chỉ nuôi một con cá lau kiếng mini, còn không bạn nên chuẩn bị một hồ nuôi càng rộng càng tốt, ít nhất đáp ứng thể tích từ 125 gallon (khoảng 568L) cho mỗi con cá.

Về phần trang trí bể thì bạn nên hạn chế các thiết bị nhựa vì sẽ bị chúng mút trầy, đặc biệt tránh dùng bể chất liệu acrylic. Đồng thời cũng hạn chế các loại đá lũa có cạnh sắc nhọn sẽ gây rách vây, làm chúng bị thương khi vô tình bơi qua.

Thêm vào đó bạn nên cho lũa vào hồ để cho chúng mút, nhiều loại coi đây như là phần thức ăn cần thiết cho chúng. Lưu ý hãy chọn những gỗ lũa được làm sạch kỹ lưỡng, tốt nhất bạn nên ngâm chúng trong nước clo để khử trùng trong 24 giờ trước khi cho vào bể.

Nước và hệ thống trong bể

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

Vốn dĩ cá lau kiếng sống trong môi trường tự nhiên rất giàu oxy, vì vậy bạn bên trang bị sủi khi hoặc hệ thống thổi luồng đánh khí vào hồ. 

Vì là cá hoang dã nên chúng rất nhạy cảm với clo, vậy nên trước khi thay nước hãy đảm bảo bạn đã để qua đêm hoặc đã khử clo bằng prime. Ngoài ra chúng cũng nhạy cảm với các loại thuốc trị bệnh cho cá thông thường khác. Đặc biệt khi sử dụng muối để chữa bệnh nấm thì phải dùng muối hột thay cho muối iot.

Đối với hệ thống lọc, vì cá tỳ bà thải ra chất thải rất nhiều nên yêu cầu một hệ thống lọc mạnh. Nếu bạn nuôi nhiều con trong hồ lớn thì nên sử dụng hệ thống tràn dưới và hệ thống luồng thổi mạnh, đề phòng trường hợp những con lớn nằm bít luôn đầu nước ra.

Thức ăn cho cá lau kiếng

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

Cá lau kiếng chia ra nhiều loại: ăn chay, ăn mặn và ăn tạp. Vì vậy nếu nuôi chung một bể thì bạn chỉ cần cho ăn theo menu chứa nhiều thực vật, ví dụ như dưa leo, bí xanh, cà rốt, bí đỏ… Cá lau kiếng vô cùng háu ăn, chúng sẽ ăn bất kỳ thứ gì rớt xuống đáy tương tự như tảo rêu bám trên thành bể.

Ngoài ra bạn có thể cho chúng ăn trùng huyết hoặc đồ ăn khô. Về đồ ăn khô nên lựa chọn loại chất lượng để giúp cá có đủ chất dinh dưỡng. Không nhất thiết phải là đồ ăn khô dành riêng cho cá lau kiếng, chỉ cần là dạng thức ăn chìm có lượng protein thấp là được (tuy nhiên nếu không thể duy trì chế độ ăn củ quả thì bạn vẫn nên mua đồ khô dành riêng cho chúng). 

Bữa ăn quan trọng nhất của chúng là bữa đêm. Nếu có thể hãy hẹn giờ tắt đèn, tạo cho chúng thói quen như ở tự nhiên đến đêm sẽ ùa ra kiếm ăn. Lưu ý hạn chế các loại thức ăn có đạm cao dễ gây khó tiêu (ví dụ như tim bò), như vậy không tốt cho hệ tiêu hóa của chúng.

Sinh sản

Khi bạn nuôi một con đực và con cái trong cùng một bể, cá lau kiếng sẽ thích đẻ trứng trên những tảng đá nhẵn hoặc đào hang trên đất nền của bạn. Quá trình này thường xảy ra ở một góc kín trong bể cá, con cái sẽ đẻ trứng và con đực sẽ thụ tinh vào trứng trong ổ mới. Những con đực sẽ ở lại canh giữ tổ cho đến khi cá con nở ra, thông thường sẽ có đến khoảng 5000 trứng và tỷ lệ nở là 100%.

Các loại cá lau kiếng

Cá Tỳ bà thường

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

Cá Tỳ bà thường là loại cá tỳ bà phổ biến nhất trong nước ta. Kích thước của chúng nằm ở mức trung bình khá đến to, phần lớn nặng tầm 3kg.

Đây là loại cá ăn tạp, thường sống tại các vùng nước tĩnh và dễ dàng thích nghi với môi trường mới bằng cách biến đổi cơ thể. Vì vậy bạn sẽ thường tìm thấy chúng thường bơi để tìm ăn các chất với và rong rêu ngay dưới đáy bể.

Cá Tỳ bà bướm

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

Cá Tỳ bà bướm là loại cá có thân hình dẹt với vỏ ngoài bắt mắt. Với kích thước khá nhỏ bé, loại cá này vô cùng phù hợp để nuôi trong bể thủy sinh.

Chúng thường bám vào mặt kính thành bể cá để hút chất nhớt và rong rêu bám trên đó. Trong tự nhiên, cá tỳ bà bướm thường bám vào các vách đá tại sông hay khe suối có dòng chảy mạnh để ăn rêu mọc tại đó.

Cá Tỳ bà beo

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

Cá Tỳ bà beo có tên tiếng anh là Zebra Pleco, hay còn được gọi là cá vằn dọn bể, cá tỳ bà sông. Sở dĩ có cái tên này vì các chi tiết vằn trên người chúng. 

Loài cá này khá hiếm và ít gặp, vì vậy giá trên thị trường hiện nay khá cao và chỉ người chuyên chơi cá pleco mới đầu tư để mua chúng.

Cá lau kiếng ăn được không?

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

Lớp cấu tạo nên cơ thể cá lau kiếng chủ yếu là vỏ cứng và xương, cộng thêm phần vây cá và vỏ ngoài sắc nhọn nên rất khó để xử lý và chế biến chúng thành thức ăn. Ngoài ra, lượng thịt của chúng không những rất ít mà các dưỡng chất trong thịt cũng rất nghèo nàn, vì vậy sẽ không phù hợp để dùng làm thức ăn dinh dưỡng cho con người.

Tuy nhiên ở thực tế cá lau kiếng vẫn có thể chế biến và ăn được, chỉ cần biết ăn đúng cách. Vấn đề này hoàn toàn dựa vào khẩu vị và sở thích của mỗi người. Đặc biệt tại các vùng miền Tây Nam Bộ, cá lau kiếng còn được coi là đặc sản được rất nhiều người thưởng thức.

Ngoài ra, cá lau kiếng còn được một và hộ dân chăn nuôi tận dụng để làm thức ăn cho động vật. Nhờ khả năng sinh sản nhanh và dễ nuôi, loài cá này đã giúp cho người dân tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Một số món ăn với cá lau kiếng

Cá Lau Kiếng nướng

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

  • Nguyên liệu: Cá lau kiếng, sả, ớt, rau xanh, dưa leo và các gia vị nêm nếm.
  • Công thức:
  • Bước 1: Sơ chế cá
    Cá khi sơ chế nên được loại bỏ phần ruột, mang, đánh vảy và mang đi rửa sạch. Gợi ý là bạn có thể loại bỏ lớp da cá bên ngoài để phần thịt được thấm gia vị hơn.
  • Bước 2: Ướp cá
    Hòa một ít nước tương vào phần sả và ớt đã chuẩn bị, sau đó nêm vào bột nêm. Trộn đều và ướp đều hỗn hợp lên thịt cá. Để nửa tiếng cho cá được thấm gia vị.
  • Bước 3: Nướng cá
    Bạn cần chuẩn bị một bếp than để nướng, nếu không có thì sử dụng bếp nướng điện chuyên dụng. Đặt cá đã ướp lên vỉ và nướng, lưu ý canh trở mặt cá để tránh làm cháy cá.
  • Bước 4: Bài trí và thưởng thức
    Khi thịt cá chuyển sang màu vàng giòn rượm có nghĩa là cá đã chính. Bài trí một ít rau xanh và dưa leo vào đĩa, cho cá đã nướng lên trên là bạn đã có một món cá lau kiếng nướng hấp dẫn.

Cá Lau Kiếng hấp sả

Tất tần tật về Cá Lau Kiếng - Các loại cá Lâu Kiếng phổ biến

  • Nguyên liệu: Cá lau kiếng, cây sả, tỏi, ớt và các gia vị nêm nếm.
  • Công thức:
  • Bước 1: Sơ chế cá
    Cá khi sơ chế nên được loại bỏ phần ruột, mang, đánh vảy và mang đi rửa sạch (có thể trụng qua nước sôi). Gợi ý là bạn có thể loại bỏ lớp da cá bên ngoài để phần thịt được thấm gia vị hơn.
  • Bước 2: Xử lý nguyên liệu
    Rửa sạch sả đã chuẩn bị, đập dập thân và cắt sả thành khúc. Còn phần lá sả thì bó lại để hấp với cá.
    Các nguyên liệu tỏi và ớt thì rửa sạch và băm nhỏ.
  • Bước 3: Hấp cá
    Cho một ít dầu ăn vào nổi, sau đó bỏ sả và tỏi ớt đã chuẩn bị vào phi. Sau khi ngửi thấy mùi thơm, cho khoảng 1 lít nước và bỏ cá cùng sả đã bó trước đó vào hấp.
  • Bước 4: Nêm nếm và thưởng thức
    Cá sẽ được hấp trong vòng 20 phút. Bạn có thêm nêm vào một chút muối, đường, bột nêm…theo khẩu vị của bạn. Khi đã vừa ý, bạn chỉ cần vớt cá ra đĩa và thưởng thức thôi.

Lưu ý khi nấu món cá này

Mặc dù cá lau kiếng có thể ăn và chế biến được nhưng vẫn có một vài lưu ý mà bạn cần phải ghi nhớ:

  • Vốn dĩ cá lau kiếng có chất nhầy và mùi hôi nên sẽ gây cảm giác khó chịu cho người mới ăn. Vì vậy khi chế biến bạn nên sử dụng nước sôi để làm sạch cá.
  • Phần vảy cá rất cứng và khó ăn, có thể gây tổn thương niêm mạc miệng hoặc gây khó tiêu. Vì vậy bạn cần phải đánh vảy cá thật sạch trước khi chế biến chúng.
  • Để dậy thêm mùi hương cho món ăn, bạn có thể kết hợp thêm cá nguyên liệu sả, ớt, đu đủ, chuối… khi chế biến.
  • Nếu bạn có hệ tiêu hóa yếu thì tốt hơn hết nên tránh xa món cá lau kiếng này, tránh gây ra những hậu quả không tốt cho sức khỏe.

Giá cá lau kiếng trên thị trường hiện nay

Vì loài cá lau kiếng sinh sản rất nhanh nên chúng vô cùng phổ biến trong tự nhiên, vì vậy giá cả cũng vô cùng rẻ. Chỉ cần bỏ ra chút vốn, bạn đã có thể đem về những con cá lau kiếng như ý.

  • Cá tỳ bà thường: Dao động trong khoảng 7k-10k/đôi.
  • Cá tỳ bà bướm: Dao động trong khoảng 50k-100k/con.
  • Cá tỳ bà beo: Dao động trong khoảng 50k-80k/con.

Lời kết 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến loài cá lau kiếng. Nhìn chung thông tin về cá lau kiếng ở Việt Nam khá ít, chỉ là những khái niệm đại khái được những người chơi cá tổng hợp lại. Vì vậy khi tham khảo, hãy ghi nhớ các lưu ý và chọn lọc để đưa ra những quyết định tốt nhất khi bạn muốn nuôi hay ăn loài cá này.

About The Author

Leave a Comment

Your email address will not be published.

Scroll to Top