Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Cá Đĩa – Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Trong số các loài cá cảnh, cá Đĩa được mệnh danh là vua của các loài với mức giá đắt hơn rất nhiều so với các loài cá cảnh khác, tốn nhiều công sức chăm sóc.

Nhiều bạn thắc mắc Cá Đĩa có gì mà lại thu hút nhiều người đến vậy? Cá Đĩa có bao nhiêu loại? Chăm sóc như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Những câu hỏi này sẽ được Hello Thú Cưng giải đáp tại bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi. 

Nguồn gốc của cá Đĩa

Cá Đĩa hay còn gọi là cá Dĩa với tên tiếng Anh là Discus, tên khoa học là Symphysodon, người Hoa thường gọi loài cá này là “Nhất đại mỹ ngư” hay “Ngũ Sắc Thần Tiên”, ý nghĩa là loài cá đẹp nhất trong các loài cá cảnh. 

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Nguồn gốc của chúng xuất phát từ các con sông Amazon, lần đầu tiên được phát hiện là vào năm 1840 tại một vùng nước trũng trên sông Amazon. 

Cá Đĩa có xu hướng tụ tập gần những cây đổ, được gọi là “galhadas”, dọc theo bờ. Chúng thích vùng nước yên tĩnh và hiếm khi được tìm thấy ở những nơi có dòng chảy mạnh hoặc tác động của sóng.

Đặc điểm của cá Đĩa

Như cách người ta gọi chúng, hình dạng bên ngoài của chúng tròn và dẹp như chiếc Đĩa. Kích thước cá khi trưởng thành đạt từ 15-20cm, cân nặng trung bình từ 300-500gr.  

Miệng và mang đều nhỏ, đầu ngắn, mắt to và rất linh động. Toàn thân của chúng trơn và láng, các vây ngực, vây đuôi mềm. Cơ thể chúng có nhiều hoa văn, màu sắc sặc sỡ tùy theo từng chủng loại. 

Giữa cá đực và cái sẽ có những điểm khác nhau về ngoại hình.

  • Cá đực có đầu hơi gù, hình dáng to hơn cá cái, vùng giáp vây dưới bụng lõm vào rõ rệt, hoạt động mạnh, năng động và phần hung hăng hơn cá cái.
  • Cá cái thì có kích thước nhỏ hơn cá đực, phần gai sinh dục ngắn và lồi ra khoảng 3mm, 2 thùy nhọn và hơi cong về phía sau. 

Phân loại các dòng cá Đĩa đẹp trên thị trường

Về phân loại các loài cá Đĩa thì sẽ có 2 nhóm: Cá Đĩa hoang dã và cá Đĩa thuần chủng. Trong bài viết này HelloThuCung chỉ đề cập tới nhóm thuần chủng vì chúng phổ biến hơn nhóm hoang dã. 

1. Cá Đĩa đỏ

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Đầu tiên là cá Đĩa đỏ, cá Đĩa đỏ bao gồm 5 loại: Đỏ Dưa Hấu, Đỏ Red Ninja, Đỏ Red Panda, Tuyết Hồng. Cá Đĩa đỏ là loài lai tạo giữa cá Đĩa bồ câu và cá Đĩa nâu với sắc đỏ rực rỡ bao phủ toàn thân. 

Mỗi loại cá Đĩa đỏ cũng sẽ có sự khác nhau về mặt ngoại hình:

  • Cá Đĩa đỏ dưa hấu sẽ có toàn thân màu đỏ rực.
  • Cá Đĩa Red Ninja sẽ có màu đỏ toàn thân và gương mặt màu trắng hoặc vàng.
  • Cá Đĩa Red Panda thì sẽ có màu đỏ toàn thân cùng với những vệt trắng khá to rõ rệt trên da.
  • Cá Đĩa tuyết hồng cũng có màu đỏ toàn thân nhưng phần lưng cá sẽ có vệt màu trắng cùng với vây lưng và vây bụng cũng sẽ có màu trắng.

2. Cá Đĩa xanh

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Cá Đĩa xanh sẽ bao gồm 2 loại: Cá Đĩa Lam và cá Đĩa Xanh Coban. Cá Đĩa xanh là dòng cá được lai tạo bởi 2 nhà dân giống người Malaysia và HongKong.

Màu xanh ngọc của cá Đĩa xanh tạo cảm giác nhẹ nhàng, xanh tươi sẽ giúp làm nổi bật cho hồ cá của bạn.

Sự khác nhau giữa cá Đĩa Lam và Xanh Coban đó là Lam thì được bao phủ một màu xanh nước biển sẫm nhẹ toàn thân, Xanh Coban thì ngoài màu xanh toàn thân thì được điểm tô thêm những sọc đen dọc cơ thể. 

3. Cá Đĩa bồ câu

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Cá Đĩa bồ câu được lai tạo lần đầu tiên vào năm 1991 bởi nhà nhân giống người Thái Lan mang tên Kitti Phanaitthi. Cá Đĩa bồ câu ban đầu có màu vàng kem, thế hệ mới lai tạo sau này thì có thêm màu đỏ. 

Cá Đĩa bồ câu bao gồm 3 loại: Bồ câu đỏ, bồ câu Panda, bồ câu vàng.

  • Bồ câu đỏ: Cá Đĩa bồ câu đỏ có toàn thân màu đỏ và có các đường vân trắng chi chít toàn thân cá.
  • Bồ câu Panda: Toàn thân cá cũng có màu đỏ. Tuy nhiên, chỉ có phần gần đầu và phần lưng, bụng có điểm tô các vân trắng tròn. Phần giữa cơ thể cá thì chỉ có màu đỏ nhưng không có vân màu trắng.
  • Bồ câu vàng: Toàn thân cá sẽ có màu vàng kem và điểm thêm những vân màu trắng toàn thân.

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

4. Cá Đĩa vàng

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Như tên gọi, cá Đĩa vàng nên sẽ có màu vàng toàn sáng rực toàn thân, các vây của cá gần như trong suốt.

Cá Đĩa vàng gồm 3 loại: full vàng, vàng chanh, vàng Malboro.

  • Cá Đĩa full vàng: toàn thân cá đều có màu vàng và không có thêm một hoa văn, đường kẻ, vân hay chấm bi nào hết, các vây cá pha giữa màu vàng rực và màu trắng trong suốt.
  • Cá Đĩa vàng chanh: Đối với dòng vàng chanh thì phần thân sẽ mang màu vàng và các vây cá sẽ đan xen giữa màu vàng và trắng trong suốt y như dòng full vàng nhưng phần đầu cá sẽ có màu trắng. 
  • Cá Đĩa vàng Marlboro: Toàn thân cá cũng có màu vàng. Tuy nhiên, chỉ có phần gần đầu và phần lưng, bụng có điểm tô các vân trắng tròn. Phần giữa cơ thể cá thì chỉ có màu vàng nhưng không có vân màu trắng. Các vây cũng có màu sắc như 2 loài full vàng và vàng chanh. 

5. Cá Đĩa Albino

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Cá Đĩa Albino lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2000, là một trong những loài cá hiếm và đắt nhất hiện nay. Albino hay còn được gọi bằng tiếng Việt là bạch tạng, là một dạng rối loạn bẩm sinh quá trình tổng hợp ra sắc tố melanin.

Điểm khác biệt giữa Albino với các dòng thường khác chính là ở đôi mắt của chúng. Cá thường sẽ có con ngươi màu đen nhưng đối với những loài bạch tạng thì con ngươi của chúng sẽ là màu đỏ. 

Giá của cá Đĩa bạch tạng hiện cao hơn 100-150% so với dòng cá thường.

Hiện cá Đĩa bạch tạng khá đa dạng với những loại sau: 

  • Albino Bồ Câu
  • Albino full vàng
  • Albino lam
  • Red Albino
  • vàng Albino
  • dDa beo Albino
  • White Albino 

Các dòng cá Đĩa bạch tạng chúng vẫn mang các đặc điểm của dòng cá Đĩa gốc thường duy chỉ có đôi mắt thì con ngươi của chúng sẽ màu đỏ thay vì màu đen.

Ví dụ: Cá Đĩa Bồ Câu vàng Albino thì bên ngoài của nó cũng sẽ y hệt như dòng Bồ Câu vàng với màu vàng kem điểm thêm các vân trắng toàn cơ thể nhưng con ngươi trong đôi mắt của Bồ Câu vàng bạch tạng sẽ có màu đỏ thay vì đen như Bồ Câu vàng thông thường.   

6. Cá Đĩa thái (cá Nâu)

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Cá Đĩa thái, cá Nâu hay còn được gọi là cá Hói. Là loại cá được phân bố chủ yếu ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á. 

Phần thân cá Nâu dẹt 2 bên, phần lưng có hình vòm và cao, nhìn ngang trông chúng sẽ khá tròn. Như những giống khác, chúng có cái đầu nhỏ và ngắn, miệng cũng nhỏ và tù. Viền trước tại gốc vây lưng dốc xuống và tạo một vết lõm sau mắt. 

Phần đầu của cá chính là điểm đặc trưng để phân biệt giữa cá đực và cá cái. Cái sẽ có phần đầu như đường thẳng, cá đực thì phần đầu sẽ gấp khúc. Về màu sắc cũng sẽ có sự khác biệt, cá đực sẽ có màu xám đen, cá cái thì có màu xanh ô liu.

Toàn thân có các vảy lược nhỏ bao phủ, đường kẻ vảy bên thân kéo dài liên tục tới phần đầu không ngắt quãng, phía trước cong lên theo viền lưng. Đuôi cá không có thùy và ngắn. Các vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có màu đen nhạt, lưng màu nâu nhạt. Nửa thân trên  có những chấm tròn màu nâu đen không đều nhau và nhạt dần về phía bụng.

7. Cá Đĩa da beo

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Cuối cùng là cá Đĩa da beo, sở dĩ gọi là da beo vì cơ thể chúng sở hữu những hoa văn chấm bi khá đặc biệt. Hoa văn trên cơ thể chúng là những chấm bi đa dạng sắc màu, không chỉ đơn thuần có những chấm bi nhiều màu sắc mà còn có thêm các đốm sọc đứt quãng cực kỳ lạ mắt.

Cá Đĩa da beo gồm 2 loại: Da beo chấm bi và da beo nhẫn.

  • Da beo chấm bi: Sự khác nhau giữa da beo chấm bi và da beo nhẫn đó là mật độ các chấm bi trên cơ thể của chúng. Da beo chấm bi thì các chấm bi sẽ nhỏ và có mật độ chi chít trên cơ thể nhiều hơn da beo nhẫn. 
  • Da beo nhẫn: Da beo nhẫn ngoài các họa tiết chấm bi thì còn có các đường sọc đen mờ trên cơ thể, trong khi đó da beo chấm bi thì không có các đường sọc này.

Đặc điểm tính cách Cá Đĩa

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Về tính cách thì cá Đĩa hòa đồng nhưng cũng rất nhạy cảm, về tính nhạy cảm của cá Đĩa sẽ được HelloThuCung nói rõ ở phần nuôi cá Đĩa phần sau. Về sự hòa đồng thì cá Đĩa thích ở theo nhóm và trong một nhóm cá Đĩa sẽ luôn có một con đầu đàn mạnh nhất để thống lĩnh những con còn lại.

Mặc dù là họ Cichlid nhưng cá Đĩa lại thích sự yên bình, không năng động và thường xuyên sục bới nền hồ và cắn xé các thực vật xung quanh hồ nuôi như những giống cá cùng họ.  

Cá Đĩa ăn gì?

Trong tự nhiên, cá Đĩa chỉ đơn thuần ăn các thực vật và động vật phù du nhưng trong nuôi nhốt thì chế độ ăn cho chúng lại có sự thay đổi khác. Những thức ăn nên cho cá Đĩa ăn bao gồm:

  • Tim bò
  • Artemia
  • Trùn chỉ
  • Trùn huyết
  • Thức ăn tổng hợp
  • Cá, tôm 

Bạn nên để những thức ăn chứa nhiều đạm như tim bò, cá, tôm, trùn chỉ và huyết làm chế độ ăn chính. Thức ăn tổng hợp làm thức ăn phụ để bổ sung các vitamin khác, nên có thêm rau trộn chung với những món nhiều đạm như trên để bổ sung chất xơ cho cá, giúp cá dễ tiêu hóa. 

Tại sao nên để những thực phẩm nhiều đạm làm bữa chính cho cá Đĩa? Nếu bạn thường tìm hiểu về công dụng của các chất thì bạn sẽ biết đạm (hay còn gọi là protein) có công dụng là xây dựng cũng như tái tạo các mô cho cơ thể, điều tiết các hoạt động sống ở bên trong cơ thể, góp phần tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh. 

Do đó, chất đạm là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của cá Đĩa. Theo quan sát của những chủ trại cá Đĩa nổi tiếng cho thấy chúng phát triển tốt nhất khi được ăn theo chế độ giàu chất đạm. 

Khi so sánh giữa cá Đĩa nuôi và cá Đĩa hoang dã ngoài tự nhiên thì bạn sẽ thấy cá nuôi sẽ phát triển nhanh hơn ngoài hoang dã vì những con ngoài tự nhiên chỉ ăn những thức ăn như thực vật, sinh vật phù du mà thôi. 

Bạn không nên cho cá ăn quá nhiều. Cho ăn quá nhiều có thể khiến hồ bị ô nhiễm, điều này có thể gây nguy hiểm cho cá của bạn. Mỗi lần cho chúng ăn một ít. Nếu chúng có dấu hiệu bỏ ăn, đừng tiếp tục cho thức ăn vào bể cá của chúng. Để chúng ăn quá nhiều sẽ gây no quá mức, có thể dẫn đến tử vong.

Cho cá ăn theo từng giai đoạn

  • Giai đoạn 1 tháng tuổi: Bạn có thể cho các bé ăn các loài nhuyễn thể và giáp xác nhỏ.
  • Giai đoạn 1 – 3 tháng tuổi: chúng có thể bắt đầu ăn các loại côn trùng như sâu bọ, ấu trùng, bọ gậy và lăng quăng. 
  • Giai đoạn từ 3 tháng tuổi trở đi: chúng đã  có thể ăn được nội tạng, thịt động vật tươi sống.

Cách nuôi cá Đĩa lên màu đẹp

a. Bể nuôi và cách thay nước

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Bể nuôi

Về kích thước cho bể, vì là cá nuôi theo đàn, khi trưởng thành thì kích thước cũng khá to nếu được chăm sóc tốt nên HelloThuCung khuyến nghị bạn nên để cho bể có dung tích tối thiểu 200 lít nước.

Môi trường sống trong tự nhiên của cá Đĩa là ở những vùng nước yên tĩnh, dưới những thân cây, hốc đá tối tăm ở vùng sông nhiệt đới với độ từ 50cm cho đến 1m. Do đó, chiều cao cho hồ nên trong khoảng 70cm. 

Như HelloThuCung đã đề cập ở phần dinh dưỡng cho cá, bạn không nên cho cá ăn quá nhiều vì những thức ăn dư thừa trôi nổi trên mặt nước có thể gây bẩn nước, khiến cá bị bệnh.  

Bạn có thể trang trí cho bể cá của bạn nhưng nên hạn chế, không nên trang trí quá nhiều để dễ quan sát cá để dễ rà phân, châm nước. 

Vì chúng cực nhạy cảm với môi trường xung quanh, chỉ cần có quá nhiều xung quanh hay có âm thanh quá to hoặc xuất hiện đột ngột sẽ làm cá hoảng sợ trốn vào 1 góc bể, hoặc tệ hơn là stress bơi điên cuồng khắp bể. Do đó, việc hạn chế những vật trang trí xung quanh là cần thiết để đề phòng chúng gây tổn thương cho cá khi cá bị stress và bơi nhanh khắp bể.

Cách thay nước  

Cá Đĩa là loài đòi hỏi cực cao về chất lượng nước. Chú ý thay 10% đến 25% lượng nước trong bể cá hàng tuần để duy trì chất lượng nước tốt.

Bên cạnh đó, nồng độ của nước bao nhiêu cũng rất quan trọng đối với các bé. Độ cứng nước cho bể cá Đĩa nên là  3 – 15 dH, độ pH cho bể là 6 – 6.8 với điều kiện thông thường, lưu ý khi cá sinh đẻ thì bạn cần chú ý thay đổi độ pH cho nước xuống 5.5 – 6.5. Độ kiềm cho nước khoảng 8kH. 

b. Môi trường và nhiệt độ khi nuôi

Cá Đĩa - Đặc Điểm, Cách Chăm Sóc Và Các Dòng Cá Đĩa

Môi trường 

Cá Đĩa là loài rất nhạy cảm với môi trường xung quanh vì vậy khi nuôi chúng bạn cần chú ý như sau: Cân nhắc đặt bể ở khu vực yên tĩnh, nơi không có nhiều chuyển động, hoạt động xung quanh bể, vì chúng rất nhạy cảm với bóng và khá sợ người khi mới tới nơi ở mới.

Những âm thanh to, đột ngột, bóng người, không gian xung quanh bị rung chuyển…có thể làm cá stress và đột ngột lao nhanh,đâm sầm vào kính. 

Hiện tượng cá bị stress và bơi điên cuồng khắp bể, sau đó đâm đầu vào kính có thể lây lan, chỉ cần 1 con bị thì cả đàn sẽ bị theo. Vì vậy, bạn cần chú ý để bể cá ở những nơi yên tĩnh nhé. 

Chúng thích ở theo bầy đàn vì vậy khi nuôi các bé, bạn chú ý nên để ít nhất 5 con trong 1 bể, nên có đủ cả 2 giới tính đực và cái đều nhau để tránh trường hợp chúng tranh giành bạn tình vì cá Đĩa đực khi tới tuổi sinh sản thì rất hung hãn. 

Nhiệt độ

Nhiệt độ cho bể cũng rất quan trọng và ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của cá. Do chúng là loài cá nhiệt đới nên khả năng chịu lạnh rất kém, vì vậy bạn cần lưu ý duy trì cho nhiệt độ của bể vào khoảng 27-29 độ C. 

Nếu nơi ở của bạn có thời tiết lạnh thì bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách lắp thêm máy sưởi cho bể cá của bạn. Theo tìm hiểu của HelloThuCung, bạn nên chọn máy sưởi công suất 100-150W trong trường hợp bể có dung tích dưới 100 lít, 300W cho hồ lớn hơn 200 lít.  

c. Hệ thống lọc và ánh sáng

Cá Đĩa - Ông hoàng của bể cá thủy sinh

Ánh sáng 

Khi lắp đèn bạn lưu ý góc lắp, tránh để đèn phản chiếu bóng đổ xuống gây sợ cho cá.  Ánh sáng tốt nhất gần hồ của chúng là chiếu sáng trên cao.

Vì cá rất nhạy cảm nên bạn phải tránh để bể tránh xa ánh nắng mặt trời vì các bé dòng đỏ, vàng và bồ cầu sẽ rất dễ bị muối tiêu. Thêm nữa, bể sẽ sinh ra rong rêu nếu để gần ánh mặt trời. 

Hệ thống lọc

Vì đòi hỏi chất lượng nước cực cao nên bạn cần trang bị thêm hệ thống lọc nước cho bể cá Đĩa của bạn. 

Theo một số anh em chuyên chơi cá Đĩa trên các diễn đàn thì sử dụng hệ thống lọc tràn là tiện lợi nhất và có rất nhiều nơi nhận dán lọc tràn. 

Bộ lọc tràn yêu cầu một ngăn chứa bông lọc. Tiếp theo, bạn cần một ngăn chứa khoảng 10kg đá nham thạch đã được làm sạch hoàn toàn (nhớ làm sạch kỹ lưỡng) để trước khi nước đi qua ngăn chứa nham thạch thì phải được lọc sạch bằng bông lọc ở ngăn lọc trước đó.

Tham khảo: Cách nuôi cá Dĩa – Kinh nghiệm chăm sóc đạt hiệu quả cao

Khả năng sinh sản của cá Đĩa

Mỗi chu kỳ sinh sản thì cá Đĩa cái có thể từ 200 – 400 trứng. Cá khi tới kỳ sinh sản sẽ tự động bắt cặp với nhau, giai đoạn bắt cặp diễn ra từ 7 đến 10 ngày. Sau khi bắt cặp thì chúng sẽ tách đàn ra một góc bể và làm sạch nơi sinh đẻ bằng miệng và sau đó chúng sẽ bơi sánh đôi và quấn quýt với nhau. 

Trước khi đẻ chừng một vài ngày, cá cái sẽ có hiện tượng rùng mình, các vây xếp lại, đôi lúc sẽ đứng yên và ít bắt mồi. Lúc này, gai sinh dục của cá cái cũng sẽ dài ra. 

Khi cá đẻ, bạn nên tách cặp cá bố mẹ ra một cái bể riêng, thường thì cá sẽ đẻ trứng sau khoảng 2 đến 3 ngày. Khi sinh cá sẽ chúc đầu xuống một góc 45 độ, cá đực sau đó sẽ tưới tinh trùng lên trứng để thụ tinh. 

Bệnh thường gặp ở cá Đĩa

1. Cá Đĩa bị đục mắt

Biểu hiện: Trên mắt cá xuất hiện màn trắng đục làm giảm thị lực cá, nếu không chữa kịp thời có thể mất thị lực của cá.

Cách trị: 

Bước 1: Tách cá bị đục mắt ra bể riêng.

Bước 2: Đánh thuốc tím cả bể nếu cả đàn đều bị, còn không bạn chỉ cần xử lý bể riêng của cá bị (nhưng HelloThuCung khuyến nghị bạn nên xử lý ở cả bể chung và bể riêng nếu bể chỉ bị 1 con để phòng ngừa cho những con chưa bị) với liều lượng một muỗng Yaourt (1g) cho 200 lít nước và ngâm bể trong 15 – 20 phút và sau đó rút hết nước có thuốc tím ra. 

Lưu ý: 

Nước máy phải được khử clo trong 48 tiếng để bay hơi clo, bạn cũng có thể rút ngắn bằng cách để qua đêm cũng được. 

Nước giếng phải chắc chắn có độ pH từ 6.5 trở lên bằng cách sục khí mạnh trong 24 giờ, nếu nước vẫn không đủ nồng độ thì bạn có thể mua chai tăng pH cho nước. 

Bước 3: Sau khi sát trùng bằng thuốc tím, ta dùng

  • Cefalexin 500mg với 1 viên cho 50ml nước để giúp cá mau hồi phục lớp nhớt
  • Ciprofloxacin 500mg với 1 viên cho 20ml nước (đây là thuốc chuyên dùng trị nấm). 
  • Muối hột ( không được thay bằng muối iot hay muối bọt) với liều lượng 200g cho 100 lít nước giúp dẫn thuốc hiệu và và sát khuẩn. 
  • Sục oxy mạnh
  • Cắm sưởi nhiệt độ 29 đến 30 độ.

Lưu ý: Hạn chế cho cá ăn, ngâm liên tục 2-3 ngày, giai đoạn này khi thay nước ta thay 50% nước thuốc, chỉ thay 100% nước khi cá khỏe hẳn. 

2. Cá Đĩa bị tiêu đen

Cá Đĩa có thuộc tính đặc biệt đó là khả năng ngụy trang. Khả năng ngụy trang của chúng được kích hoạt bởi môi trường xung quanh. Chúng tự điều chỉnh về trạng thái hiện tại của môi trường đối với hiệu ứng màu sắc và ánh sáng. Nếu bể cá có nền và đáy màu đen, chúng có xu hướng có một đốm đen loang lổ. Điều này chủ yếu phổ biến ở cá Đĩa có gen máu bồ câu.

Căng thẳng cũng có thể khiến chúng bị tiêu đen.

Nhiễm virus.

Dấu hiệu: Cá có nhiều vết chấm đen trên cơ thể 

Cách trị: Thay đổi nền bể và ánh sáng của bể, cá sẽ xuất hiện tiêu đen khi nền và ánh sáng quá tối. Vì vậy, bạn cần thay đổi xung quanh nền và ánh sáng tươi sáng hơn (chỉ làm cho màu sắc nền và ánh sáng tươi sáng hơn chứ không được đem bể cá ra những nơi có nhiều ánh nắng nhé).

Mức sáng cho bể nên vừa phải, nên dùng màu xanh hoặc hồng thay vì màu trắng. 

Loại bỏ các nguyên nhân khiến cá căng thẳng:

  • Chất lượng nước không lành mạnh.
  • Nhiệt độ nước rất cao hoặc thấp.
  • Rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong bể cá.
  • Cá bị bắt nạt bởi các loài cá khác.
  • Cá ở một mình với các loài cá khác.
  • Cá Đĩa cảm thấy sợ hãi trước sự tương tác đột ngột của trẻ em với bể.
  • Cá Đĩa cảm giác sợ hãi trước sự thay đổi ánh sáng đột ngột trong phòng.
  • Thay nước trong thời gian ngắn.

Bạn cũng có thể sử dụng muối hột (không phải muối iot hay muối bọt) với liều lượng 1 muỗng cà phê cho 20 lít nước, giúp diệt khuẩn, phòng bệnh tiêu đen cho cá Đĩa cũng như một số bệnh ngoài da khác. 

Tiêu đen vốn là hiện tượng bình thường đối với cá Đĩa , nguyên nhân chủ yếu của việc này là do ánh sáng quá mạnh hoặc những tác nhân gây stress. Nếu không thích tiêu đen thì bạn có thể chọn dòng cá Đĩa xanh như Lam, Bông Xanh hoặc các dòng Albino cao cấp vì mấy dòng này không bị tiêu đen và đen vây. Tuy nhiên, dòng Albino thì thường đắt hơn 3, 4 lần dòng thường. 

3. Cá Đĩa bị đốm trắng

Dấu hiệu: Có vệt màu trắng trên cơ thể, hay tách đàn và tụ 1 góc, ít hoạt động.

Bước 1: Cách ly cá bệnh 

Bước 2: Dùng thuốc nâu. Cứ 1 viên 20 lít ngâm 48 giờ rồi thay 1/3 nước, hôm sau thay 1/2 nước, hôm sau nữa thì thay hết nước và luôn sưởi ở nhiệt độ 30-33 độ C.

Cách 2: Cách ly cá bệnh vào một bể cá to với nhiệt độ bể từ 30 – 32 độ C, hoà thuốc đỏ (mercurochrome 2%) với 10 lít thì 8 giọt và ngâm cá trong 24h. Sau 3 – 4 ngày, lại làm lại một lần nữa. Ngoài ra, có thể dùng Blue methylen 5% với 2 giọt trong 10 lít nước.

Cá Đĩa giá bao nhiêu?

Cá Đĩa - Ông hoàng của bể cá thủy sinh
Tạo môi trường sống lý tưởng để cá sinh sôi và phát triển

Cá Đĩa với kích thước từ 10 – 15cm hiện được ưa chuộng nhất và giá cả chênh lệch khá lớn tùy theo từng dòng, hoa văn trên cơ thể và từng cửa hàng khác nhau. 

Cá Đĩa đỏ 

  • Kích thước 6 đến 8cm: có giá từ 200.000 – 210.000 đồng/con.
  • Kích thước 9 đến 10cm: có giá từ 210.000 – 290.000 đồng/con.
  • Kích thước trên 10cm: có giá từ 290.000 – 550.000 đồng/con.

Cá Đĩa vàng

  • Kích thước 6 đến 8cm: có già từ 160.000 – 220.000 đồng/con.
  • Kích thước 9 đến 10cm: có giá từ 220.000 – 250.000 đồng/con.
  • Kích thước trên 10cm: có giá từ 250.000 – 550.000 đồng/con.

Cá Đĩa da beo 

  • Kích thước 6 đến 8cm: có giá từ 250.000 – 320.000 đồng/con.
  • Kích thước 9 đến 10cm: có giá từ 320.000 – 360.000 đồng/con.
  • Kích thước trên 10cm: có giá từ 400.000 – 700.000 đồng/con..

Cá Đĩa Albino

Giá dòng này khá đắt, dao động từ 2 triệu đến 4 triệu/con cho kích cỡ 11 – 12cm tùy theo từng loại hoa văn, cụ thể Albino nào. Thấp nhất cũng tầm 1 triệu/con

Cá Đĩa xanh 

  • Kích thước 6 đến 8cm: có giá từ 250.000 – 300.000 đồng/con.
  • Kích thước 9 đến 10cm: có giá từ 300.000 – 330.000 đồng/con.
  • Kích thước trên 10cm: có giá từ 330.000 – 550.000 đồng/con.

Cá Đĩa bồ câu 

  • Kích thước 6 đến 8cm: có giá từ 200.000 – 250.000 đồng/con.
  • Kích thước 9 đến 10cm: có giá từ 250.000 – 330.000 đồng/con.
  • Kích thước trên 10cm: có giá từ 330.000 – 550.000 đồng/con.

Cá Đĩa thái (cá Nâu) 

Khác với các loại cá Đĩa khác chỉ có nuôi làm cảnh thì cá Đĩa thái ngoài nuôi cảnh thì còn có thể nuôi lấy thịt. Giá khi mua cá Nâu làm cảnh và mua thịt tính kg sẽ khác nhau. Ở đây HelloThuCung chỉ đề cập giá cá Nâu làm cảnh.

Giá trung bình: 15.000 đồng/con 

Giá bán thấp – cao nhất: 10.000 – 20.000 đồng/con

Tham khảo thêm: Bảng Giá Cá Đĩa – Địa Chỉ Mua Cá Đĩa Mới Nhất 2022

Đĩa chỉ mua, bán cá Đĩa ở Việt nam?

Khu vực TPHCM

Cá Đĩa Hòa Phát 

  • Đĩa chỉ: 449 Huỳnh Thị Hai, Phường Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp.Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0931 360 083
  • Email: [email protected]
  • Website: https://cadiahoaphat.com/ 
  • Facebook: https://www.facebook.com/cadiahoaphat/

Cá Đĩa Thắng Lợi

  • Đĩa chỉ: 100A Gò Dầu, Tân Quý, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0944228818
  • Email: [email protected] 
  • Facebook: https://www.facebook.com/cadiathangloi/ 

Cá Đĩa Discus House 

  • Đĩa chỉ: 67 Bàu Cát 6, Phường 14, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: Mr Linh 090 7117 085 – Mr Tuấn 0396 679 379 
  • Email: [email protected] 
  • Website: https://discushouse.com/ 
  • Facebook: https://www.facebook.com/cadiathangloi/ 

Cá Đĩa Duy Thanh

  • Đĩa chỉ: 45 trần thái tông phường 15 quận Tân Bình, Ho Chi Minh City
  • Hotline: 093 108 97 87 
  • Email: [email protected] 
  • Website: http://www.cadiaduythanh.com/
  • Facebook: https://www.facebook.com/cadiaduythanh 

Khu vực Hà Nội

Cá cảnh Thái Hòa

  • Đĩa chỉ: Số 531 Hoàng Hoa Thám, P. Vĩnh Phúc, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6327 8080 
  • Hotline: 09789 18008
  • Mua Hàng Online: 0983520387 – 0944948444 – 0943499444
  • Mua Sỉ – Công Trình – Dự Án: 0889888080 – 0978137069 – 0946285519
  • Email: [email protected] 
  • Website: https://cacanhthaihoa.com/  
  • Facebook: https://www.facebook.com/cacanhthaihoa630 

Cá Đĩa Thái Khang

  • Đĩa chỉ: Số 11 ngõ 50/111 Mễ Trì Thượng-HN 
  • Điện thoại: 0949592989 
  • Facebook: https://www.facebook.com/thai.xoan.9 

Cá Đĩa Hùng Dũng

  • Đĩa chỉ: Tầng 6, Phòng 630, HH1C, Linh Đàm, Hanoi
  • Hotline: 093 999 19 80 
  • Email: [email protected] 
  • Facebook: https://www.facebook.com/Cadiahungdung/    

Lời kết 

Hello Thú Cưng vừa cung cấp đến bạn bài viết thông tin chi tiết về các dòng cá Đĩa, cách chăm sóc chúng, những căn bệnh mà chúng thường gặp cũng như những đĩa điểm chuyên bán cá Đĩa tại Việt Nam. Hy vọng, bài viết của Hello Thú Cưng giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cá này và có thể chọn cho mình một con cá ưng ý. Chúc cho bể cá của các bạn luôn xinh đẹp.

Nếu còn thắc mắc gì thêm, bạn hãy để lại bình luận phía dưới, Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn trong thời gian sớm nhất. 

 

About The Author

Leave a Comment

Your email address will not be published.

Scroll to Top