Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z

Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z

Rất nhiều người thích nuôi cá chép cảnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các loại cá chép nuôi cảnh hiện nay cũng như cách chăm sóc chúng để phát triển tốt. Bài viết này sẽ giới thiệu đến những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về các loại cá chép cảnh và những điểm lưu ý khi chăm sóc chúng.

1. Đặc điểm của cá chép cảnh

Cá chép nuôi cảnh (hay còn được gọi là cá chép kiểng) thường có dạng hình thoi, hơi dẹp. Kích thước cơ thể của loài cá này cỡ trung bình.

Sau đây là một số đặc điểm trên cơ thể của cá chép cảnh:

  • Đầu hình vòng cung và thuôn
  • Miệng cá rộng và tù.
  • 2 môi cá chép nhìn không cân đối (môi dưới phát triển lớn hơn so với môi trên), hàm dưới cũng dài hơn so với kích thước hàm trên.
  • Mắt các lồi, nằm lệch về 2 bên và khoảng cách khá xa nhau.
  • Lưng cá có viền xanh đen, viền ở lưng thường thuôn và cong hơn với viền ở bụng.
  • Bụng các màu trắng bạc, ở phần chân của vây lại có màu hơn đen.
  • Vây cá có màu đỏ da cam rất đẹp và nổi bật, màng của mang khá rộng.
  • Thân cá có vảy hình tròn và kích thước không đồng nhất.
  • Loại cá chép này không có dạ dày thực. Do đó thức ăn sẽ tiêu hóa ở ruột.
Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z
Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z

Loài cá chép này sống theo bầy đàn, mỗi đàn thường từ 5 con trở lên. Tốc độ sinh trưởng của cá chép khá nhanh được nhiều người chơi cá cảnh ưa thích.

2. Phân loại cá chép cảnh

Trên thị trường đang bán rất nhiều loại cá chép kiểng với màu sắc và đặc điểm khác nhau. Sau đây là một số loại cá chép nuôi cảnh đang phổ biến hiện nay:

a. Cá chép trắng

Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z

Đặc điểm của cá chép trắng là toàn thân đều có màu trắng. Đuôi cá khá dài, vây to. Kích thước của loại cá chép trắng này thường nhỏ hơn so với các giống cá chép khác.

Cá chép trắng nhìn khá đẹp mắt và thường được nhiều người nuôi cảnh trong chậu, bể kính hay ao cá trong nhà.

Thông thường, người nuôi sẽ kết hợp cá chép trắng với một số loại cá chép khác giúp bể cá trong nhà của bạn có nhiều màu sắc và ấn tượng hơn.

b. Cá chép hồng

Cá chép hồng toàn thân có màu hồng. Loại cá chép này có kích thước tương đối lớn. Với một con trưởng thành trọng lượng có lên đến 2kg.

Cá chép hồng thường được nuôi trong hồ hay bể cá to vì kích thước lớn. Tuy nhiên, ưu điểm khi nuôi loại cá này là nhìn rất sang trọng và bắt mắt.

Chính vì vậy, nhiều người có sở thích làm hồ cá trong sân vườn khá lớn và thả những chú cá chép hồng vào nhìn khá đẹp và vui mắt.

c. Cá chép đuôi phụng

Cá chép đuôi phụng (cá chép vảy rồng) có đặc điểm là đuôi dài nhìn giống như đuôi bướm. Nhìn từ bên ngoài, loài cá đuôi phụng này khi bơi rất đẹp nên được nhiều người lựa chọn khi nuôi cá chép cảnh.

Chính vì có vẻ bề ngoài đẹp mắt, cá chép đuôi phụng rất được người chơi cá ưa chuộng hiện nay. Trong bể cá thủy tinh trong nhà thả vài con cá chép đuôi phụng sẽ tạo thành điểm nhấn ấn tượng cho không gian sống của mỗi gia đình.

Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z
Cá chép cảnh đuôi phụng được người chơi ưa thích có vẻ ngoài rất đẹp

d. Cá chép sư tử trắng

Đặc điểm của cá chép sư tử là kích thước nhỏ, thân ngắn. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của loài cá sư tử trắng là có vảy và màu da trắng sáng, óng ánh rất đẹp mắt. Nếu nuôi loại cá này vào trong những bể kính trong suốt sẽ rất ấn tượng và trở thành một điểm nhấn trang trí đầy phong cách cho không gian sống của gia đình

e. Cá chép đỏ

Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z

Cá chép đỏ có toàn thân cam đỏ, đặc biệt phần vây có màu đỏ đậm nên nhìn khá nổi bật. Cá chép đỏ thường được nuôi là cá cảnh trong các bể và hồ ở nhà.

Đặc biệt, người Việt Nam thường có truyền thống thả cá chép đỏ vào ngày ông Táo lên chầu trời hàng năm.

f. Cá chép vàng

Cá chép vàng có toàn thân màu vàng nhìn rất sáng và đẹp. Đây là loại cá chép cảnh này được thuần hóa từ rất lâu và sống tốt trong môi trường nước ngọt nên rất dễ nuôi.

Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z
Màu vàng rực của cá chép vàng được nhiều khách hàng ưa thích

g. Cá chép Nhật Bản

Cá chép Nhật Bản (hay còn gọi là cá Koi) là một trong những loài cá chép nuôi cảnh đẹp nhất trên thế giới. Ngoài ra, rất nhiều người ưa thích và lựa chọn nuôi cá Koi vì chúng mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.

Một điểm ấn tượng của của loài cá chép Nhật Bản này là chúng có nhiều màu sắc nên khi nuôi trong bể sinh sẽ rất sang trọng, rực rỡ và ấn tượng.

Đó cũng là lý do mà giá cá Koi đắt tiền hơn so với những dòng cá chép khác hiện nay. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều khách hàng ưa thích và lựa chọn nuôi cá Koi vì vẻ đẹp rực rỡ và đầy màu sắc của chúng khi nhìn và bể cá.

Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z
Cá  chép cảnh Koi có nhiều màu sắc đẹp nên giá tiền khá cao

3. Cách nuôi và chăm sóc các loài cá chép cảnh đúng cách

Xu hướng nuôi cá chép cảnh đang ngày càng phát triển mạnh trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nuôi và chăm sóc để chúng phát triển khỏe mạnh.

Sau đây là những lưu ý trong cách nuôi và chăm sóc cá chép bạn cần biết:

a. Thả cá chép cảnh vào hồ

Đầu tiên là điểm chú ý khi vừa mua cá về. Cá chép vừa mua về không nên thả vào bể liền. Điều này nhằm tránh cho việc lây lan bệnh nếu có một con trong đàn không khỏe mạnh. Bạn nên tách riêng và cho cá vào từng bể nhỏ để quan sát trước.

Nếu bạn có chuẩn bị sẵn bể dưỡng cá hãy thả cá vào bên trong bể. Lưu ý cần chuẩn bị các loại thuốc đặt sẵn vào bể cá để phòng tránh các loại nấm hay ký sinh trùng gây ra bệnh cho cá chép.

Ngoài ra, người chơi cá cảnh còn phải lưu ý về các bước để thả cá vào hồ như sau:

  • Bước 1: Ngâm cả bịch cá vừa mua vào bể nước khoảng 20 phút. Bước này giúp cá sẽ làm quen với môi trường mới.
  • Bước 2: Đưa nước trong bể cho vào bịch cá. Bước này giúp cá từ từ tiếp xúc với nước trong bể.
  • Bước 3: Hạ thấp bịch cá, mở túi cho cá chép cảnh bởi từ từ ra bên ngoài.

b. Thức ăn và liều lượng cho cá chép

Sau khi đã thả cá vào bể nuôi. Tiếp theo chính là quá trình lựa chọn thức ăn và cách cho ăn sao cho cá phát triển tốt nhất.

Lựa chọn thức ăn

Cá chép là một trong những giống ăn tạp nên có thể phù hợp với nhiều dạng thức ăn khác nhau.

Khi cá chép còn nhỏ, dưới 15 ngày tuổi, chúng ta nên cho chúng ăn: bobo, động vật phiêu sinh, lòng đỏ trứng (đã luộc chín),…

Khi cá trên 15 và dưới 30 ngày tuổi, cá có thể bắt đầu ăn lăn quăn, trùn chỉ, một số động vật đáy,…Lượng thức ăn thời kỳ này có thể tăng lên để cá có thể phát triển tốt nhất.

Khi cá chép cảnh trên 30 ngày tuổi, chúng có thể dùng nhiều loại thức ăn đa dạng hơn, như là: ốc, trai, ấu trùn, giun, cám, bã đậu, lúa lép, một số thức ăn dạng viên bán sẵn,…

Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z
Tùy vào từng thời kỳ mà lựa chọn thức ăn phù hợp cho cá chép cảnh

Liều lượng cho cá chép ăn hàng ngày

Khi cho cá chép ăn, cần phải lưu ý lượng đạm hàng ngày đạt từ 35% đến 40%. Tuy nhiên, mỗi lần không nên cho cá chép ăn quá nhiều. Nếu không chú ý vấn đề này, cá chép có thể bị tích mỡ ở phần bụng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tốt nhất, lượng thức ăn nên từ 5% đến 7% so với tổng trọng lượng của cả đàn cá chép. Ngoài ra, người nuôi cũng cần phải chú ý đến vấn đề môi trường, khí hậu, thời tiết và thay đổi lượng thức ăn theo mùa cho phù hợp.

c. Thay nước cho bể cá

Thông thường, người nuôi cá chép cảnh nên thay nước nước từ 2 đến 3 lần/tuần. Có như vậy mới đảm bảo môi trường sạch sẽ, giúp cá chép phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.

Tuy nhiên, quá trình thay nước cho bể cá còn phụ thuộc và số lượng và độ tuổi của cá bên trong. Chăng hạn khi cá lớn, lượng chất thải nhiều, thức ăn cũng đa dạng và nặng mùi hơn. Do đó, chúng ta có thể thay nước thường xuyên hơn.

Việc thay nước cho bể cá hiện nay khá đơn giản nhờ vào hệ thống lọc được bán rất nhiều trên thị trường.

Sau đây là một số điểm cần chú ý khi thay nước bể cá:

  • Không được thay 100% lượng nước trong bể. vì có thể làm cá không quen với môi trường mới nên bị sốc. Ngoài ra môi trường nước cũ có chứa một số vi sinh vật có lợi nên không nên loại bỏ hết.
  • Có thể trang bị thêm trong bể cá bông lọc, than hoạt tính, vụn san hô hay nuôi cá dọn bể nhằm giúp môi trường bên trong sạch hơn. Như vậy, chúng ta sẽ tiết kiệm thời gian thay vì phải thay nước cho bể đúng kỳ hạn.

d. Phòng ngừa bệnh cho cá chép cảnh

Cá chép cảnh thường hay bị nhiễm một số bệnh như: đốm trắng, loét thân, phai màu trên thân, rụng vảy, lở môi,…

Vậy, làm thế nào để cá chép cảnh có thể phòng tránh những căn bệnh thường gặp này?

Sau đây là một số điểm lưu ý trong quá trình chăm sóc cá chép để tránh bị bệnh:

  • Định kỳ thay nước cho hồ cá:Việc thay nước định kỳ sẽ giúp hồ cá luôn sạch sẽ, đảm bảo môi trường tốt nhất cho cá chép sinh trưởng.
  • Khi cần phải tiến hành tẩy giun sán và cho cá chép uống thuốc kháng sinh.
  • Nếu phát hiện có cá bị bệnh cần tách riêng ra hồ nhỏ để tránh lây lan.
  • Tiến hành theo dõi và điều trị ngay với các loại thuốc đặc hiệu được bạn trên thị trường.

e. Nguồn nước dùng để nuôi cá

Có nhiều nguồn nước bạn có thể sử dụng để nuôi cá chép như: nước máy, nước giếng, nước mưa. Vậy, nên dùng loại nước nào thì cá chép được phát triển tốt nhất?

Nguồn nước máy:

Sử dụng nước máy để nuôi cá chép cảnh là xu hướng phổ biến hiện nay. Lý do là nước máy có sẵn ở mọi nhà và không phải mất công tìm kiếm.

Nước máy đã qua khâu xử lý của nhà máy trước khi cung cấp ra ngoài. Chính vì vậy, trong nước máy có hàm lượng Clo khá lớn.

Do đó, khi sử dụng nước máy để nuôi cá chép, chúng ta cần phải phơi bể nước trong khoảng 1 ngày nhằm giúp Clo bay hơi ra hết. Một cách khác để khử Clo trong nước máy là sử dụng máy sủi Oxy.

Nguồn nước giếng:

Mặc dù không phổ biến bằng nước máy, tuy nhiên một số nơi hiện nay vẫn còn sử dụng nước giếng để nuôi cá chép, đặc biệt là khu vực nông thôn.

Đặc điểm của nước giếng là hàm lượng Oxy và độ pH không thích hợp cho cá chép sinh sống và phát triển. Ngoài ra, một số nước giếng còn có tình trạng nhiễm phèn sẽ  khiến cá dễ nhiễm bệnh.

Cách khắc phục nếu bạn muốn sử dụng nước giếng để nuôi cá chép là sử dụng máy sủi oxy, đặt thêm vụn san hô để điều chỉnh độ pH và bỏ than hoạt tính (liều lượng than hoạt tính trong bể khoảng 30% – 35% so với thể tích bể) để khử phèn.

Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z
Lựa chọn và xử lý nguồn nước tạo môi trường tốt nhất cho cá chép phát triển

Nguồn nước mưa:

Sử dụng nước mưa để nuôi cá chép cảnh là rất tốt. Cá chép sẽ thỏa sức tung tăng bơi lội trong môi trường nước mưa và phát triển nhanh.

Đặc tính của  nước mưa có độ pH hơi thấp nên cần điều chỉnh lại cho phù hợp. Tuy nhiên, nước mưa thường đổ xuống các bể cá ở ngoài trời nên người nuôi chỉ cần sục Oxy vào là có thể điều chỉnh độ pH một cách nhanh chóng.

Chỉ có một điểm phiền phức khi sử dụng nước mưa để nuôi cá chép là rất dễ tạo rong rêu nên khá mất thời gian và công sức khi làm vệ sinh và thay nước.

Đó cũng là lý do mà ít người dùng nước mưa để nuôi cá chép hiện nay.

f. Nhiệt độ môi trường sống của cá chép

Môi trường sống thích hợp nhất với cá chép nuôi cảnh có nhiệt độ từ 26 đến 28 độ C.  Cá chép cần không gian sống có ánh sáng tốt và không nên để nguồn sáng chiếu trực tiếp vào bể nước. Nếu được, người nuôi nên đặt bể cá ở khu vực thoáng mát và có nhiều cây cảnh.

Ngoài ra, bể cá chép cần đặt thêm máy sục oxy và máy lọc nước. Như vậy, chúng ta mới đảm bảo được môi trường tốt nhất cho cá chép sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

g. Cá chép cảnh sinh sản

Quá trình nuôi cá chép cảnh sinh sản cần phải đặc biệt chú ý để giúp tăng trưởng số lượng cá tốt và cá con phát triển khỏe mạnh.

Sau đây là các bước cần chuẩn bị trong quá trình cá chép sinh sản:

Bước 1: Nuôi vỗ cá chép bố mẹ

Người nuôi cần chăm sóc thật tốt cá bố mẹ để hỗ trợ cho quá trình nhân giống và sinh sản tốt.

Kinh nghiệm của người nuôi cá chép cho biết nên chọn các bố và mẹ thuần chủng (không nên chọn cá bố, mẹ cùng một lứa với nhau).

Cá phải có sức khỏe tốt, không bị dị dạng và trọng lượng đạt từ 200 đến 300g/con. Để các sinh sản tốt nên lựa chọn những con cá chép mái với vây, ngực nhẵn, thân hình tròn và lỗ sinh dục lỗi. Tỷ lệ nuôi giữa cá trống và cá mái theo tỷ lệ: 1:2 hoặc 1:3 là tốt nhất.

Trong giai đoạn chuẩn bị cho cá sinh sản, nên bổ sung hàm lượng protein vào thức ăn đạt khoảng 35 – 40%. Lượng thức ăn cũng cần phải theo dõi và điều chỉnh cho phù hợp theo thời tiết và sức khỏe của đàn cá.

Cá chép cảnh có những loại nào? Cách chăm sóc loại cá này từ A-Z
Cần có chế độ ăn và chăm sóc hợp lý cho cá chép vào mùa sinh sản

Chuẩn bị cá đẻ:

Cá bố và mẹ có thể sinh sản tốt ở giai đoạn từ 7 đến 8 tháng tuổi. Khi cá chuẩn bị đẻ trứng nên đưa vào hồ cá bằng xi măng đã chuẩn bị từ trước. Lưu ý, đáy bể cần bằng phẳng, không có bất kỳ vật nhọn nào có thể làm cá bị thương.

Nước trong bể xi măng đổ vào trước 2 ngày, mức nước khoảng 0.5 m là ổn. Sau khi cho cá vào bể, người nuôi nên giăng lưới xung quanh để thuận lợi cho cá chép khi sinh sản. Trong bể nên thả thêm lục bình sẽ giúp giảm thiệt hại cho trứng cá khi sinh sản.

Cá sinh sản:

Khi có sự kích thích của môi trường nước mới, cá sau một hồi đùa giỡn nhau sẽ bắt đầu vào ổ để chờ đẻ trứng. Cá mái sẽ quẫy mạnh và phun trứng ra. Cá đực chờ sẵn để thụ tinh cho trứng. Cá chép thường đẻ trứng vào khoảng thời gian từ 4 đến 5h sáng.

Thời kỳ ấp trứng:

24h sau khi trứng được thụ tinh, chúng ta sẽ bắt đầu thấy có mắt đen li ti xuất hiện. Trong quá trình này cần thường xuyên sục khí, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào bể.

Nếu môi trường ổn định và phù hợp ở nhiệt độ từ 28 đến 30 độ C, cá con sẽ nở sau 36 đến 48h.

Những chú cá con mới nở có thể tự dưỡng với noãn hoàng trong thời gian 3 ngày. Tiếp sau đó, cá con có thể bắt đầu ăn phiêu sinh vật hay bột đậu nành được pha loãng.

4. Giá cá chép cảnh trên thị trường

Giá cá chép cảnh có sự chênh lệch khá lớn tùy thuộc vào chủng loại và kích thước của cá.

Cụ thể, với các loại cá chép thông thường có mức giá từ 20 nghìn đến 50 nghìn đồng/1 cặp.

Với giống cá chép Nhật Bản (các Koi) mức giá sẽ cao hơn, mức giá có thể dao động từ 80 nghìn đến 700 nghìn đồng/con.

Tùy vào sở thích và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình để lựa chọn loại cá chép phù hợp cho bể cá của gia đình mình.

5. Lời kết

Có thể nói, thú vui nuôi cá chép cảnh đang ngày càng phát triển mạnh ở khắp mọi nơi. Để có được một bể cá chép đẹp, sang trọng và sinh trưởng tốt, người nuôi cần có kiến thức đầy đủ về các chủng loại cá cũng như cách chăm sóc đúng kỹ thuật.

About The Author

Leave a Comment

Your email address will not be published.

Scroll to Top