Bạn đang muốn tìm một giống cá vừa có nét đẹp độc đáo vừa hiếu chiến, giá cả ổn áp thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua cá Betta Rồng. Trong bài viết này, Hello Thú Cưng sẽ cung cấp thông tin cho bạn về giống cá này để giúp bạn hiểu thêm về giống cá này cũng như giúp bạn chăm sóc cá một cách tốt nhất.
Cá Betta Rồng là cá gì?
Cá Betta Rồng hay còn gọi là cá Xiêm Rồng, Mang Vảy Rồng, Thia Xiêm là một giống cá có nguồn gốc từ Đông Nam Á, có màu sắc sặc sỡ cùng với những chiếc đuôi xòe rộng vô cùng uyển chuyển lại sinh trưởng tốt nên được rất nhiều người yêu thích và chọn nuôi.
Đặc điểm của cá Betta Rồng
Cá Betta Rồng có hình dáng tựa như một con rồng như tên của nó, sở hữu màu sắc độc đáo và sặc sỡ với các tone màu chính là đỏ, vàng, đen đi kèm với xám đen.
Điều thu hút người nuôi ngay từ ánh nhìn đầu tiên đó chính là lớp vây rộng, thân, đuôi đồng màu đều nhau. Ngoài ra, thân hình tuy nhỏ bé nhưng nhờ lớp màu ombre cực đẹp giúp Betta Rồng trở thành giống cá được săn lùng nhiều nhất hiện nay.
Đây là loài cá vô cùng hiếu chiến, điều này được thể hiện rõ khi mới thấy đối thủ ở đằng xa thì cá đã vào thế chuẩn bị chiến đấu. Với đặc điểm này của cá thì người nuôi cần phải nhớ nuôi giống này ở một bể riêng biệt nếu không cá sẽ rất dễ bị thương tích ảnh hưởng đến vẻ đẹp cũng như sức khỏe của cá nhưng người ta cũng thấy rằng trạng thái xòe đuôi để nghênh chiến kẻ thù của Betta Rồng rất quyến rũ người xem.
Cách nuôi cá Betta Rồng như thế nào?
Chuẩn bị hồ nuôi cá Betta
Cá Betta Rồng có thể nuôi trong hồ hoặc bể đều được chỉ cần diện tích đủ lớn để phù hợp với cá
Muốn cá phát triển một cách tốt nhất thì người nuôi cần đảm bảo nhiệt độ, pH nước trong bể thích hợp cho sự phát triển của cá cụ thể nhiệt độ từ 25 – 30ºC và pH trung tính đến hơi kiềm 7 – 7.5
Cá Betta Rồng ăn gì? Thức ăn cho cá Betta Rồng
Thức ăn của cá Betta Rồng rất đa dạng về chủng loại cũng như cách chế biến như thức ăn tươi, thức ăn đông lạnh và thức ăn khô cụ thể:
Thức ăn tươi: Betta Rồng là giống cá ăn tạp nên nó ăn được vi sinh vật ở cả 3 tầng nước như trùn, bọ gậy, lăng quăng, ấu trùng tôm nước mặn
Thức ăn đông lạnh: Thức ăn đông lạnh được sử dụng khi người nuôi không có điều kiện cho cá ăn thức ăn tươi sống. Ưu điểm của loại thức ăn này chính là sự tiện lợi còn nhược điểm của loại thức ăn này là dinh dưỡng không cao bằng thức ăn tươi nhưng người nuôi có thể yên tâm vì nó vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho cá.
Các loại thức ăn đông lạnh cho cá Betta Rồng có thể kể đến động vật giáp xác, sâu…Chúng sẽ được nghiền nát và đưa vào đông lạnh để sử dụng trong thời gian dài nhưng người nuôi cần lưu ý không sử dụng thức ăn để quá lâu để tránh mất chất dinh dưỡng lại còn sinh độc tố gây hại cho cá.
Khi cho ăn người nuôi lấy một phần đủ cho cá ăn, rã đông thật kỹ hoặc tán nhỏ ra để cá dễ ăn hơn và tránh mắc các bệnh đường ruột.
Thức ăn khô: Bên cạnh 2 loại thức ăn trên thì thức ăn khô cũng rất phổ biến được bày bán ở các cửa hàng chuyên cung cấp phụ kiện, thức ăn cho cá với đa dạng thức ăn từ trùn đất khô hay tôm nước mặn làm sạch đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho Betta Rồng.
Vì sự đa dạng thức ăn nên người nuôi không nên cho cá ăn 1 loại thức ăn mà nên cho cá ăn kết hợp nhiều loại vừa đảm bảo dưỡng chất lại giúp cá tăng tính thích nghi.
Xem thêm: Top 6 Loại Thức Ăn Cho Cá Betta Tốt Nhất Mà Bạn Nên Biết
Chế độ ăn cho cá Betta Rồng
Tần suất cho cá Betta Rồng ăn là 2 lần /ngày và mỗi lần không quá 20% trọng lượng cơ thể.
Người nuôi cần lưu ý là không được đổ quá nhiều thức ăn vào bể trong 1 lần cho ăn vì cá không ăn hết sẽ gây lãng phí ngoài ra cá ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của cá.
Quá trình thay nước cho cá
Thay nước là một quá trình quan trọng mà bất cứ người nuôi nào cũng cần phải lưu tâm, thay nước không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá và cá dễ bị bệnh. Vậy thay nước thế nào cho đúng, đây là điều mà người nuôi nào cũng quan tâm vì vậy Hello Thú Cưng xin trình bày một số lưu ý sau:
- Trước khi tiến hành thay nước thì người nuôi cần dùng ống hút sạch chất bẩn trong bể sau đó rút sạch nước bẩn ra khỏi bể rồi từ từ cho nước sạch vào bằng ống dẫn hoặc có thể thêm nước dọc theo thành bể cá.
- Tần suất thay nước cho bể: 1 tuần thay ⅓ nước
- Khi thay nước thì phải thay từ từ, chậm rãi và tuyệt đối không được đổ nước trực tiếp lên cá
- Không nên sử dụng nước máy để thay bể
- Khi thay nước nếu thấy xuất hiện nhiều bọt khí thì cần xử lý kịp thời bằng cách dùng vợt vớt bọt khí ra tránh bọt khí bám vào thân cá
- Khi thay nước thì người nuôi nên để nhiệt độ nước cao hơn 1.2ºC so với bình thường
Phòng bệnh cho cá Betta Rồng
Cá Betta Rồng là một loài cá máu chiến nhưng cũng khó tránh khỏi bị bệnh nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng. Vậy các bệnh thường gặp ở cá gồm những bệnh nào, để giải đáp thắc mắc của bạn, Hello Thú Cưng xin liệt kê một số bệnh thường gặp ở cá Betta Rồng cụ thể như sau:
- Bệnh xù vảy cá: Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này là do nguồn nước không sạch, nhiều Amoniac hay Nitrit, nhiệt độ môi trường sống không ổn định hay chế độ ăn chưa phù hợp với cá. Với bệnh này thì biểu hiện thường thấy là cá bị sưng bụng, da bị tổn thương, di chuyển chậm chạp,…
- Bệnh lở miệng cá: Nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh này có thể kể đến đó là vi khuẩn tích tụ nhiều ở đầu môi, miệng hay bên trong miệng của cá
- Bệnh nấm cá: Với 2 bệnh ở trên chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển và bề ngoài của cá thì bệnh này nguy hiểm hơn rất nhiều và là nguyên nhân phổ biến gây chết cá. Nguyên nhân là do cá bị nhiễm nấm trong môi trường sống khi bị suy giảm miễn dịch hay bị thương từ trước đó.
- Bệnh thối vây cá: Bệnh này do vi khuẩn gây ra với biểu hiện ban đầu là phần viền của vây mất màu, sau đó dần dần lan ra toàn bộ vây cá.
- Bệnh đốm trắng cá: Nguyên nhân do vi khuẩn tích tụ nhiều ở dưới da cá từ đó tạo những đốm trắng ở trên da với các biểu hiện như cá bơi không được mềm mại và cá có xu hướng cọ vào thành bể nhiều hơn.
Trên đây là các bệnh thường gặp ở cá với các mức độ khác nhau nhưng nhìn chung thì ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sự phát triển của cá. Người ta hay nói “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” thì các biện pháp phòng bệnh cho cá như thế nào, câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây:
- Thường xuyên vệ sinh vệ cá, thay nước và khử Clo ít nhất 1 lần/ tuần
- Bên cạnh thay nước thường xuyên thì người nuôi nên thêm một ít thực vật hay lá bàng để khử khuẩn giúp cho bể sạch hơn
- Thường xuyên quan sát cá, nếu thấy cá có biểu hiện bất thường thì cần sớm chẩn đoán triệu chứng và mua thuốc cho cá càng sớm càng tốt.
- Sử dụng sưởi bể cá để giữ nhiệt độ nước luôn ấm để tránh nhiệt độ lạnh quá ảnh hưởng sự phát triển của cá cũng như thúc đẩy vi sinh vật phát triển gây bệnh cho cá
- Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ làm sạch bể cá như bơm hút cặn và khử Clo trong nước. Những dụng cụ này đều dễ sử dụng và hỗ trợ phòng bệnh cho cá rất hiệu quả
- Một điều quan trọng mà người nuôi không được bỏ qua đó chính là một chế độ ăn hợp lý, giàu chất dinh dưỡng để cá có một sức đề kháng thật tốt để khỏe mạnh và chống lại bệnh tật
Đặc điểm sinh sản, phối giống cho cá Betta Rồng
Betta Rồng sinh sản bằng cách đẻ trứng. Tập tính sinh sản của chúng được các nhà sinh vật học đánh giá là có sự kết hợp giữa cái đẹp và sự khủng bố, sự khủng bố ở đây do quá trình giao phối có phần nguy hiểm và dữ dội.
Quá trình sinh sản của loài cá này có thể được tóm tắt như sau:
Đầu tiên, cá đực sẽ thổi bong bóng ở trên mặt nước cho đến khi mặt nước dày đặc bong bóng sau đó chúng mới theo đuổi con cái.
Ban đầu, cá đực rất dịu dàng với con cái nhưng nếu con cái không chịu hợp tác thì con đực sẽ tấn công con cái bằng cách cắn vào đuôi, xé toang lớp vảy của cá cái. Hành động này của con đực thể hiện sự khủng bố và rất dữ dội.
Lúc này con cái không còn cách nào khác ngoài đầu hàng và cả 2 sẽ tiến hành giao phối, mỗi lần giao phối thì con cái sẽ cho ra 3-7 quả trứng, quá trình này lặp đi lặp lại cho đến khi con cái đẻ được hàng trăm quả trứng. Những quả trứng này sẽ được con đực gắn vào lớp bong bóng đã tạo ra trước đó.
Sau khi xong việc thì con đực sẽ đuổi con cái đi và tự trông chừng cho đến khi trứng nở. Quá trình bảo vệ trứng này thường kéo dài 2 – 4 ngày và các con con có thể bơi lội một cách thành thạo sau 7 ngày.
Cách chọn Betta Rồng để nuôi
Đây là điều mà nhiều người rất quan tâm vì nếu chọn cá không cần thận dễ chọn trúng những cá thể ốm yếu, dễ bệnh hay bề ngoài không đẹp. Vậy những cá thể vừa khỏe mạnh vừa đẹp thì có những đặc điểm nào? Hello Thú Cưng xin giải đáp thắc mắc ngay sau đây:
- Độ tuổi: 3 – 6 tháng
- Đặc điểm hình thái: Khỏe; bơi lội nhanh nhẹn, linh hoạt; không bị dị tật ở mắt, mũi hay miệng; vây đuôi còn nguyên vẹn, không bị lở loét hay nhạt màu.
Cá Betta Rồng nuôi chung với nhau được không?
Như đã nói ở trên thì Betta Rồng là loài cá vô cùng hiếu chiến, tính chủ quyền lãnh thổ cao nên chỉ có thể nuôi chung khi còn nhỏ, đến khi cá lớn cần tách chúng ra nuôi ở những không gian khác nhau.
Con cái thì tính cách dễ chịu hơn nhiều nên khi lớn vẫn có thể nuôi chung với nhau. Tuy nhiên, cũng có một số vẫn tấn công con cái khác nhưng người nuôi không cần quá lo lắng vì chúng không quá hung hăng
7 giống cá Betta Rồng đẹp nhất
Đây là giống cá có màu sắc và hình dáng đa dạng nên tùy theo hình dạng đuôi và kích thước đuôi thì sẽ có các giống khác nhau. Vì sự đa dạng này nên người nuôi ai cũng mong muốn tìm được giống cá đẹp mắt để thưởng thức cũng như góp phần điểm xuyết cho ngôi nhà của mình. Vậy thì sau đây Hello Thú Cưng xin giới thiệu 7 giống cá Betta Rồng đẹp nhất hiện nay cụ thể như sau:
Cá Betta Rồng Đỏ
Đây là loài cá rất được những người chơi cá cảnh yêu thích vì thân hình mạnh mẽ cũng như sự thích nghi cao với môi trường sống. Với sự kết hợp màu đỏ trên nền tối thể hiện vẻ đẹp huyền bí và vô cùng quyến rũ. Ngoài ra, Betta Rồng Đỏ còn có bộ vảy tròn, sáng, đôi vây đuôi thon gọn,sắc nét cho người xem cảm thấy đây là sự kết hợp vô cùng đặc sắc.
Cá Betta Rồng Vàng
Màu Vàng được xem là màu cơ bản của Betta Rồng là do trong truyền thuyết khi nói đến loài rồng thì người ta sẽ nghĩ ngay đến rồng vàng. Đây là một màu rất sáng, rất nổi từ đó giúp nó nổi bật trong không gian sống của nó.
Đây là giống cá được đánh giá là dễ nuôi khi chỉ cần một bể cá nhỏ và một lượng thức ăn mà nó đã có thể sống tốt.
Cá Betta Rồng Đen
Khoác trên mình một lớp áo giáp đen, nhạt dần về phía vây và đuôi, khi nhìn vào Betta Rồng Đen người xem có thể cảm nhận được sự mạnh mẽ, uy nghiêm, lịch lãm thu hút người xem không thể rời mắt.
Ngoài ra, trên thân cá còn có những đốm nhỏ, tròn, màu xanh hay trắng như nét chấm phá giúp cá trông dễ gần và đáng yêu hơn.
Cá betta Rồng Xanh
Betta Rồng xanh sở hữu màu sắc đơn giản nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nó, thậm chí khi nhìn vào còn để lại ấn tượng cho người xem vì vẻ đẹp đặc biệt, thanh thoát.
Giống cá này có đặc điểm bên ngoài tương đối giống với dòng Betta Galaxy, sở hữu thân hình nhỏ gọn khoảng 8cm, vây và đuôi tựa cánh quạt.
Lớp metalic dày như 1 lớp áo giáp bảo vệ cá, lớp vây màu xanh phân tách rõ ràng với thân.
Cá Betta Rồng đuôi tưa
Loài cá này sở hữu thân hình rắn chắc, lớp vây dày và bóng tạo nên vẻ đẹp khác biệt của loại cá này. Điểm đặc biệt nhất của loài cá này tạo nên tên gọi của loài cá này chính là vây và đuôi tạo thành những đường thẳng tắp và tưa đều.
Màu sắc đa dạng nhưng phổ biến nhất là màu xanh, đen, đỏ. Tuy những màu này đều đơn giản nhưng nhờ chiếc đuôi tưa mà loài cá này có vẻ đẹp rất độc đáo.
Cá Betta Rồng Tuyết
Đây là loại rất hiếm trên thị trường. Nó sở hữu thân hình trắng bạch, vây lớn tựa vẩy rồng vì thế được đánh giá là loại cá VIP trong thị trường cá cảnh.
Cá Betta Rồng Tím
Đây là giống cá tuyệt đẹp và rất hiếm, vẻ bề ngoài dễ bị nhầm lẫn với cá Betta Galaxy. Ngoài ra, các giống Betta Rồng thông thường chỉ lên màu ở phần đuôi và vây với các màu khác nhau nhưng Betta Tím lại sở hữu thân hình màu tím từ đầu tới đuôi. Đây được xem là điểm đặc biệt của giống cá này.
Theo quan niệm của nhiều người, nuôi Betta Rồng Tím mang nhiều lợi ích cho người nuôi. Màu tím là sự kết hợp hoàn hảo của màu đỏ và xanh dương, màu đỏ thể hiện vẻ đẹp huyền bí, sức mạnh, quyền lực còn màu xanh thể hiện sự ổn định, tin tưởng và trung thành.
Vì thế Betta Rồng Tím tượng trưng cho vẻ đẹp bí ẩn, quyền lực và sang trọng. Nuôi Betta Rồng Tím trong nhà giúp gia chủ phát tài, phát lộc, gặp nhiều may mắn trong công việc cũng như cuộc sống.
Giá cá Betta Rồng bao nhiêu?
Tùy theo đặc điểm hình thái, màu sắc của cá mà giá cả của chúng cũng có sự khác nhau, vậy giá cá trưởng thành cụ thể như sau:
- Cá Betta Rồng đỏ: Giá trung bình dao động từ 90.000 – 120.000 đồng/con, cá trống từ 80.000 – 90.000 đồng/ con, cá mái từ 100.000 – 120.000 đồng/con
- Cá Betta Rồng đen: Giá trung bình từ 80.000 – 120.000 đồng/con, cá trống từ 80.000 – 110.000 đồng/con, cá mái từ 110.000 – 120.000 đồng/con
- Cá Betta Rồng Dumbo Thái Lan: Giá trung bình từ 100.000 – 120.000 đồng/con
- Cá Betta Rồng dòng đuôi tưa: Giá trung bình từ 130.000 – 180.000 đồng/con
- Cá Betta Rồng vàng: Giá dao động khoảng 180.000 đồng/con
- Cá Betta Rồng xanh: Giá dao động khoảng 80.000 đồng/con
- Cá Betta Rồng Tím: Giá trung bình từ 110.000 – 140.000 đồng/con
Địa chỉ mua cá Betta Rồng
Muốn lựa chọn được cá chất lượng tốt, khỏe mạnh, giá cả phải chăng thì việc lựa chọn nơi uy tín là một điều tất yếu. Vì thế, Hello Thú Cưng xin giới thiệu 4 shop uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm mua bán cá cảnh như sau:
- Thế giới cá cảnh: 210 Trương Văn bang, phường Thạnh Mỹ Lợi, Thành phố Thủ Đức
- Shop Heo: 215 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Cá Betta Ship: 40 đường số 4A, phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
- Thiên hà cá Betta: 115 Cách Mạng Tháng Tám, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Kết luận
Qua bài viết trên cho thấy cá Betta Rồng – loài cá có vẻ ngoài đẹp đẽ, độc đáo,màu sắc đa dạng, tính chủ quyền lãnh thổ vô cùng cao thu hút rất nhiều người chơi cá cảnh nhưng giá cả vô cùng phải chăng. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn biết thêm về loài cá này từ đó có cách chăm sóc hợp lý để cá luôn khỏe mạnh và có vẻ ngoài đẹp đẽ.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn cứ để lại bình luận Hello Thú Cưng sẽ tận tình giải đáp cho bạn.