Cá Betta Bị Túm Đuôi là căn bệnh thường gặp luôn khiến chủ nuôi hoang mang, lo lắng và rất đau đầu vì không biết nguyên nhân là do đâu và cách chữa trị như thế nào? Trong bài viết này, Hello Thú Cưng sẽ chia sẻ đến các bạn những nguyên nhân gây bệnh cá Betta bị túm đuôi cũng như là các để xử lý và điều trị sao cho hiệu quả và hợp lý nhất.
Nhận biết cá Betta bị túm đuôi
Cá Betta là loài cá cảnh được thuần dưỡng từ rất lâu ở Thái Lan Campuchia và Malay. Ở Việt Nam chúng còn được gọi bằng cái tên khác là cá Xiêm.
Với bộ vây đuôi bung dài cùng màu sắc sặc sỡ tuyệt đẹp mà hiếm có loài cá cảnh nào có được do đó khi cá Betta bị túm đuôi sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của chúng.
Khi chơi cá Betta, vấn đề cá bị túm đuôi khá dễ xảy ra, hiện tượng cá bị túm đuôi đã trở thành một căn bệnh khá quen thuộc mà chủ nuôi cá có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.
Bệnh này có thể dẫn đến cá bị thương hoặc thậm chí chết cá. Nhìn bằng mắt thường, có thể quan sát được các biểu hiện sau:
- Đường bơi của cá không thẳng. Cá bơi không đều, uốn éo, ngoằn ngoèo, không định hướng rõ ràng.
- Đuôi không còn xòe to như bình thường. Thay vào đó, đuôi của cá Betta bắt đầu bị túm lại và phần rìa của đuôi có vẻ bị tổn thương.
Có nhiều lý do để hiện tượng này xảy ra. Nếu không chữa trị kịp thời cá dần yếu đi, kém hoạt bát, thậm chí chết sau vài ngày.
Nguyên nhân cá Betta bị túm đuôi
Cá mới mua về có thể bị túm đuôi
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến mà người chơi cá Betta thường gặp nhất. Khi chủ nuôi mua cá ở một cửa hàng không chuyên về cá Betta, thông thường cửa hàng này sẽ nhập cá với số lượng lớn (lên đến hàng trăm cặp một lúc) và cho tất cả vào một cái hồ lớn có sục khí mạnh.
Cá nhiều nhưng lại ít được cho ăn khiến cho cá có sức khỏe không tốt. Thông thường khi chọn cá ở những nơi như vậy, chỉ mua những con cá yếu, dễ mắc bệnh và vẻ bề ngoài cũng không còn đẹp.
Độ pH của nước trong hồ nuôi
Khi độ pH của nước quá cao hoặc quá thấp, làm cho chất lượng nước trong hồ không phù hợp khiến cá Betta bị túm đuôi.
Các chú cá Betta đá nhau
Nguyên nhân tiếp theo gây ra hiện tượng túm đuôi ở cá Betta cũng có thể là do chủ nuôi thả hai con cá Betta đực vào cùng một hồ.
Cá Betta là loài sống có bản chất là lãnh thổ và khá hung dữ, và khi nuôi chúng cùng nhau, hai con cá có thể dễ dàng đá nhau.
Nước trong hồ nuôi
Nếu không chú ý thay nước khi nuôi cá Betta sẽ khiến cá bị nhiễm một số loại vi khuẩn, đồng thời bệnh nấm ở cá Betta (cá Betta đốm trắng) cũng gây ra bệnh túm đuôi ở cá Betta.
Mật độ cá Betta nuôi trong hồ
Việc cho quá nhiều cá vào hồ có thể khiến cá bị túm đuôi, cùng nhiều hậu quả khác. Những người mới chơi cá chưa có nhiều kinh nghiệm thường cho quá nhiều cá vào trong một hồ nhỏ.
Mật độ cá Betta trong hồ cá quá lớn có thể khiến cá thiếu oxy, lượng chất thải do vi khuẩn của cá nhiều trong nước không thể xử lý đầy đủ và một số cá bị stress có thể làm cá bị stress và bị túm đuôi.
Cường độ ánh sáng trong hồ nuôi
Mức độ ánh sáng của hồ cá không nên quá mạnh, không quá yếu, thời gian ánh sáng hợp lý. Lượng ánh sáng hợp lý cho cá là 14 – 18 giờ mỗi ngày, tạo thời gian cho cá tìm thức ăn và nghỉ ngơi.
Nếu sử dụng đèn công suất lớn, ánh sáng quá nhiều có thể khiến cá căng thẳng và ngoạm đuôi làm cho đuôi dễ bị túm lại.
Các cách trị cá Betta bị túm đuôi
Phương pháp xử lý nước thải để trị túm đuôi cá Betta tương đối đơn giản. Nên cân bằng độ pH tốt nhất của nguồn nước khi nuôi cá Betta là từ 6,5 ~ 7,2.
Tốt nhất nên sử dụng nước trung tính có độ pH khoảng 7,0 điều này sẽ giúp cá Betta phát triển khỏe mạnh và phục hồi nhanh chóng.
Với trường hợp cá Betta đá nhau thì nên nuôi riêng từng cá thể, nên thay nước thường xuyên để cá không bị nhiễm mầm bệnh và các bệnh liên quan như bệnh vảy cá, túm đuôi.
Nên tính toán mật độ nuôi cá Betta hợp lý, chủ nuôi có thể tính toán số lượng cá thích hợp dựa trên thể tích hồ bằng công thức (L x W x H) / 2 là ra được lượng cá thích hợp để nuôi.
Cách phòng tránh cho cá Betta không bị túm đuôi
Để có thể phòng tránh được bệnh túm đuôi ở cá Betta thì chủ nuôi cần phải thường xuyên thay nước cho hồ cá, ngoài việc có thể tránh cho cá bị túm đuôi còn có thể phòng được các loại bệnh ngoài da khác.
Bên cạnh đó thì cần phải quan sát cá thường xuyên nếu như thấy có một số dấu hiệu bất thường về đuôi của cá thì cần phải cách ly cá và điều trị ngay để tránh lây lan ra cả đàn.
Cũng nên chú ý là mật độ cá Betta trong hồ không được quá nhiều để khiến cá dễ đá nhau làm cho đuôi cá bị túm và khó chữa trị.
Lời kết
Trên đây là các nguyên nhân dẫn đến việc cá Betta bị túm đuôi và cách chữa trị hiệu quả mà các chủ nuôi có thể tham khảo để áp dụng điều trị cho đàn cá của mình.