Cá bảy màu được giới chơi cá chuyên nghiệp gọi với cái tên guppy. Ngoài 2 cái tên phổ biến, chúng còn được một số người địa phương gọi bằng cá đuôi quạt, cá công,… Là họ nhà cá Khổng tước với tên khoa học Phoecilia Reticulata. Guppy thu hút đại đa số người nuôi bởi khả năng thích nghi tốt ở mọi môi trường sống, dễ nuôi, dễ chăm sóc và có màu sắc đa dạng khá bắt mắt.
Đặc điểm của cá bảy màu
Là giống cá sống chủ yếu ở Nam Mỹ, chúng được nhập về Việt Nam trong những năm gần đây và có những đặc điểm khác nhau giữa cá bảy màu cái và cá bảy màu đực. Kích thước khi trưởng thành của con cái khoảng 4-6cm, màu sắc thân cá tối và bụng to, đuôi nhỏ. Trong khi con đực chỉ khoảng 3-3,5cm, thân cá thon dài, đuôi to và xòe rộng.
Tuổi thọ sống trung bình của guppy từ 2-3 năm. Với đặc tính sinh trưởng theo bầy đàn, người chơi thủy sinh muốn có môi trường phát triển cho cá tốt, khi mua guppy về cần cân nhắc mua số lượng theo cặp để trang trí và có nhiều màu sắc khác nhau cho hồ cá của mình.
Vốn thuộc chủng loại dễ nuôi, cá 7 màu là giống ăn tạp. Chúng hoàn toàn có thể ăn rong rêu, cám tổng hợp, các loại thức ăn côn trùng sống,… Trong hệ sinh thái mà người chơi tạo ra tốt, cá 7 màu có tốc độ phát triển và sinh trưởng cực nhanh, cho ra những đàn cá con lai phối từ đàn guppy giống đầu trong thời gian ngắn.
Phân Loại cá bảy màu
Có rất nhiều dòng cá bảy màu trên thị trường Việt Nam. Tùy từng đặc điểm nhận dạng, chủng loại, màu sắc, hình dáng vây cánh sẽ có có sự phân loại khác nhau. Dưới đây là một số giống phổ biến mà Hello Thú Cưng tổng hợp, được nhiều người chơi chuyên nghiệp chọn mua.
Cá 7 Màu Thái
Đây là giống cá bảy màu Thái quá quen thuộc với người chơi cá cảnh, có chất lượng tốt, khi lai tạo cũng cho ra giống đời sau khỏe. Du nhập vào Việt Nam không lâu với màu sắc cực bắt mắt đã tạo nên sự độc đáo và thu hút rất riêng. Cá Bảy Màu Thái có mức giá dao động trong khoảng từ 50k/ cặp đến khoảng vài trăm nghìn. Tuy nhiên, vẫn có những giống guppy có màu hiếm có giá khoảng mấy triệu/cặp.
Các dòng Full Red BDS, Purple Grass BDS, Full Gold Ribbon, hay một số dòng khác Metal Blue, Koi red ear … là những giống điển hình được nhiều người chơi săn đón.
Cá 7 Màu Mỹ
Guppy vốn xuất thân từ khu vực Nam Mỹ nên kích thước sẽ to hơn so với các loại guppy khác. Chúng đa dạng về chủng loại ví dụ như một số loại cá bảy màu dòng Mosaic, Galaxy, Old Fashion, Leopard…
Cá 7 Màu Nhật Bản
Mang khả năng sinh sản cao và chất lượng cá thể khỏe nhất nên giá thành cũng tương đối đắt hơn so với các dòng guppy trên. Tuy có nhiều ưu điểm tương tự cá bảy màu Thái, thế nhưng lại không được đa dạng và nhiều lựa chọn. Một số dòng cá bảy màu Nhật Bản mang màu sắc tinh tế nổi tiếng như Guppy Grass, Medusa, Guppy Ribbon….
Một số loài Cá Bảy Màu nổi bật
Cá Bảy Màu Rồng xanh
Cá 7 màu Rồng xanh có cơ thể được phủ một phần màu xanh dương đậm nổi bật, lấp lánh ánh kim và có màu sắc xanh rất đẹp.
Cá Bảy Màu Rồng đỏ
Cá bảy màu Rồng đỏ là dòng cá bảy màu phổ biến trong nhóm chơi cá bảy màu. Với cơ thể từ phần thân đến đuôi có màu đỏ pha trộn với đỏ
Cá Bảy Màu Rồng tím
Phủ toàn bộ cơ thể một màu tím và phần đuôi xòe rộng. Có lẽ do màu sắc khá hiếm nên được nhiều người yêu thích.
Full Gold là dòng cá 7 màu cực hút mắt nhiều người chơi hệ thủy sinh, sở hữu một màu vàng óng ánh dưới ánh nắng. Chúng mang đến một vẻ đẹp cực kỳ ấn tượng ngay cả khi nuôi trong bể kính hoặc nuôi ngoài trời.
Sở hữu màu sắc khá giống với dòng cá Koi, nên chúng được nhiều người chơi cá bảy màu đặt tên như vậy. Phù hợp với người thích cá Koi nhưng không có điều kiện xây bể lớn.
Phân loại Cá Bảy Màu theo đặc điểm hình dáng
Phân loại Cá Bảy Màu theo hình dạng đuôi
Nhóm cá bảy màu đuôi ngắn (short tail)
Đuôi tự nhiên
Cá bảy màu đuôi thuổng là biến thể đầu tiên gần giống với cá hoang dã, chúng được phát hiện vào thời kỳ Thế chiến thứ 2.
– Đuôi tròn (round tail)
– Đuôi thuổng (cofer tail/spadetail)
– Đuôi kim (pintail/needletail)
– Đuôi mác (speartail)
Nhóm cá bảy màu đuôi kiếm (sword tail)
Xuất hiện ngoài tự nhiên ban đầu chỉ có đơn kiếm. Thế nhưng song kiếm được phát hiện và phát triển từ năm 1928. Ngày nay dòng bảy màu vây lưng dài thường mang gien đuôi kiếm.
– Song kiếm (doublesword)
– Thượng đơn kiếm (top sword)
– Hạ đơn kiếm (bottom sword)
– Đuôi đàn lia (lyretail)
Nhóm cá bảy màu đuôi rộng (board tail)
Xuất hiện ở Mỹ vào khoảng giữa thế kỷ 20. Sau đó, được nghiên cứu và lai tạo với nhiều cá thể trội khác nhau. Dưới đây là một số dạng đuôi của hầu hết cá guppy ngày nay trên thế giới.
– Đuôi voan (veiltail): đuôi xòe rộng nhưng cạnh cong và góc tròn.
– Đuôi cờ (scarftail/flagtail/dovetail): đuôi cạnh thẳng, đuôi vuông vức hình chữ nhật hay xòe một góc dưới 30 độ.
– Đuôi quạt (fantail): đuôi cạnh thẳng, góc xòe dưới 55 độ.
– Đuôi delta (delta/triangular): đuôi cạnh thẳng, góc xòe 55-75 độ.
Nhóm đuôi cá bảy màu cái
– Đuôi vỏ sò (scallop tail/superbra/metropolitan): cá cái của các dòng bảy màu đuôi rộng.
– Đuôi nút chai (wedgetail): cá cái dòng đuôi delta hay đuôi quạt.
– Đuôi thuổng (cofer tail): cá cái dòng đuôi thuổng.
– Đuôi tròn (roundtail): cá cái của các dòng bảy màu đuôi ngắn hoặc đuôi kiếm.
Phân loại Cá Bảy Màu theo hình dạng vây
Nhóm cá bảy màu vây lưng rộng (board dorsal)
Đây là các biến thể phát triển từ dòng đuôi delta. Chúng được liệt vào danh sách thể loại trong bộ tiêu chuẩn của Hiệp hội Bảy màu Thế giới (WGA).
– Vây cao (hi-fin): vây lưng to và vuông vức.
– Vây buồm (sailfin): vây lưng xòe to như cánh buồm
Nhóm cá bảy màu vây dài (longfin)
– Ribbon
– Đuôi én (swallow)
Phân loại Cá Bảy Màu theo màu sắc thân trên
Màu đơn sắc
Xám: mang gen màu trội do gốc vốn có từ hoang dã
Gold: tạo ra bởi gen hạn chế hắc sắc tố (melanin).
Màu đồng (Bronze/Tiger): vảy có viền đen, thực chất là màu Gold với lớp hắc sắc tố bên dưới.
Bạch tạng (Albino): có màu trắng hoàn toàn vì khiếm khuyết sắc tố nhưng lại mang hai loại mắt đỏ ở cá bảy màu bao gồm đỏ sậm và hồng.
Màu ánh kim
Metallic: có lớp ánh kim dày ở đầu hoặc ở thân trên, tùy từng cá thể và điều kiện môi trường mà chúng cho ra tông màu khác nhau để ngụy trang mình khỏi kẻ thù. Một số biến thể có lớp ánh kim bao phủ toàn bộ cơ thể ví dụ như dòng Full Gold hay Full Green.
Platinum: với lớp ánh kim trắng ở các dòng như Coral và Micariff. Trường hợp lớp ánh kim trắng phát triển toàn thân gọi là Full Platinum.
Phân loại Cá Bảy Màu theo màu sắc và hoa văn thân dưới
Cobra (Snakeskin):
Có hoa văn vân giống rắn dọc trên cơ thể bất kể màu sắc của cá.
Tuxedo (Half Black):
Tách biệt màu giữa thân và đuôi cá. bạn có thể tưởng tượng bộ lễ phục thế nào thì một số dòng cá này mang màu sắc tương tự vậy.
Phân loại Cá Bảy Màu theo màu sắc và hoa văn đuôi
Màu và hoa văn đuôi
Đơn sắc (Solid):
Bao gồm những màu đơn sắc như đỏ, vàng, lục, tím, đen… Màu phải đều và không được lẫn tông lạ.
Da Báo (Leopard):
Dạng hoa văn với những đốm có kích thước trung bình trên nền vàng ở đuôi cá bảy màu.
Gạch khảm (Mosaic):
Dạng hoa văn với những đốm to và màu sắc không đều trên đuôi. Tương tự như Grass, cá cái dòng guppy này có đuôi và vây lưng rất to. Đôi khi hoa văn phát triển lên đến thân dưới tương tự như Snakeskin nhưng Mosaic luôn có hắc sắc tố ở đuôi và thân.
Hạt cỏ (Grass):
Dạng hoa văn được lai tạo ở Nhật Bản và là một biến thể của Mosaic với những đốm nhỏ li ti như hạt cỏ.
Cách nuôi Cá Bảy Màu
Dù là giống cá dễ nuôi, guppy vẫn cần nắm các kỹ thuật cần thiết để chúng có cơ hội phát triển đầy đủ, chỉ cần bạn chú ý đến một số nhu cầu cơ bản sau:
1. Bể nuôi và cách thay nước
Việc lựa chọn một chiếc bể có kích thước phù hợp cho không gian sống của cá 7 màu đóng vai trò rất quan trọng. Thông thường, một chiếc bể khoảng 10L đủ để cá có môi trường tốt.
Thay nước cho bể chỉ cần khoảng từ 3 – 7 ngày tùy vào mật độ cá nuôi trong bể. Khi thay cần sử dụng nước đã bay hơi bớt CLO trước 2-3 ngày, hoặc bạn có thể tìm mua dung dịch khử CLO để hỗ trợ việc thay nước cho cá diễn ra nhanh hơn. Để tránh môi trường thay đổi đột ngột khiến cá bị stress, bạn chỉ thay 30-40% nước mỗi lần thôi nhé.
2. Môi trường và nhiệt độ khi nuôi
Vấn đề vệ sinh cũng cần được chú ý thường xuyên. Môi trường ổn định và được cấp đủ dinh dưỡng giúp cá sinh sản giảm tối thiểu tỷ lệ chết.
Nhiệt độ và môi trường thích hợp để cá 7 màu sinh trưởng và đẻ tốt nhất ở khoảng 18-28 độ C. Bạn cũng có thể dùng máy sưởi để hạn chế vi khuẩn nấm phát triển, điều hòa thân nhiệt cho cá những ngày nhiệt độ xuống thấp, tránh cho cá 7 màu bị lạnh.
3. Hệ thống lọc và ánh sáng
Ngoài ra, lượng oxy có trong nước và ánh sáng cũng cần thiết cho việc guppy sinh trưởng nếu bạn đặt bể trong nhà. Thời lượng chiếu sáng của hồ chỉ cần 10-14h/ngày và cố định hằng ngày, tránh làm thay đổi đồng hồ sinh học của cá 7 màu.
Cá Bảy Màu ăn gì?
Những câu hỏi Hellothucung thường nhận được từ các bạn nuôi thủy sinh như “cho cá bảy màu ăn gì để lên màu đẹp”, “thức ăn cho cá bảy màu con”. Cho loài cá ăn tạp này loại thức ăn thích hợp thực không khó. Tuy nhiên, dùng loại thực phẩm gì phù hợp để vừa tốt cho hệ tiêu hóa, mà còn cho ra màu cá rực rỡ hơn thì shop xin trả lời sau đây để bạn tham khảo nhé:
Thức ăn tổng hợp dạng khô cho Cá Bảy Màu
Được các nhà sản xuất tạo ra dưới dạng khô. Loại thức ăn này dễ bảo quản, dễ vận chuyển, dễ mua từ các cửa hàng cá cảnh chuyên dụng, cung cấp lượng dinh dưỡng vừa đủ theo công thức thành phần cũng từng hãng.
Bạn chỉ nên cho ăn 2 lần/ngày theo lượng đủ để cá ăn trong vòng 3-5p, vừa không gây ô nhiễm bể do thức ăn thừa, vừa đủ để cá hoạt động và phát triển
- Cám nhật V0, B2: là loại cám có nhiều dinh dưỡng với hàm lượng đạm, bổ sung vitamin, kháng sinh phòng bệnh và hạn chế bẩn nước nhất thị trường.
- Cám Thái Inve, cám Pandora: có hàm lượng đạm và vitamin vừa đủ, không gây ảnh hưởng đến môi trường sống của cá và các loài thủy sinh khác trong bể, không đục nước do có khả năng phân hủy nhanh.
- Hỗn hợp bột tảo Spirulina và bột Artemia: bạn có thể tự phối trộn loại thức ăn này để giúp cá được cung cấp các thành phần vitamin, chất xơ, khoáng chất theo ý muốn. Cá guppy khi ăn cũng lên màu nhanh hơn.
Thức ăn tươi sống cho Cá Bảy Màu
Guppy khi gặp nguồn thức ăn này sẽ trở nên háu ăn cực kì. Loại thức ăn này ngoài cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cá guppy, chúng còn khá rẻ nếu bạn mua nơi uy tín đảm bảo vệ sinh. Tránh việc thức ăn có bệnh nấm ở cá bảy màu lan ra cả hồ cá đang ổn định.
- Trùng chỉ, bo bo
- Ấu trùng Artemia ấp nở
- Trùng đông lạnh dạng viên
Tuy vậy nhiều người chơi cá cảnh hay mắc lỗi cho cá ăn quá nhiều. Điều này dẫn đến việc nước bẩn do thức ăn thừa và cá chết vì bội thực nếu không mau giảm lượng thức ăn sao cho phù hợp.
Guppy có thể nuôi cùng với cá nào?
Là loài nhạy cảm với đặc tính dễ tổn thương trong việc tranh giành thức ăn hay con cái. Thế nên việc nuôi chung guppy với các loại cá khác cùng chung sống hòa bình là việc mà bạn cần cân nhắc kỹ.
Với đặc tính dễ tổn thương, người chơi guppy cần lưu ý đặc biệt cẩn thận khi nuôi guppy với các loài có tính hung dữ. Các dòng cá thủy sinh có thể nuôi chung như: cá chuột, cá hồng nhung, cá neon, cá sóc đầu đỏ …
Khả năng sinh sản của cá bảy màu
Guppy đẻ khá nhiều, 1 con guppy cái sẽ bước vào giai đoạn sinh sản sau khi đạt 6-8 tuần tuổi, mỗi lần hạ sinh con sau lần sinh trước khoảng 7-10 ngày. Từ đó, số lượng cá con sẽ nhân theo cấp số nhân ở mỗi lượt thai kỳ. Mỗi lần hạ sinh, nó có thể sinh tới tận 40 con cá. Số lượng này sẽ phụ thuộc vào kích thước của con cá mẹ. Cá mẹ càng to thì lần sinh sản cho số lượng càng nhiều cá con hơn.
Thời kỳ mang thai của Guppy kéo dài từ 22 đến 28 ngày, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường và nhiệt độ nước. Trong trường hợp nước quá lạnh sẽ làm chậm sự phát triển của cá con và cá mẹ sẽ mang thai lâu hơn.
Giai đoạn này, bạn nên tách những con cá mẹ sang một bể cá khác. Để đảm bảo cá mẹ có đủ sức khỏe để phục vụ cho việc sinh sản. Người nuôi cần phải bổ sung đầy đủ các nguồn thức ăn cần thiết để hỗ trợ sức khỏe cho cá được phát triển tốt hơn. Thời gian Guppy bước vào giai đoạn sinh sản. Cũng là lúc chúng cần được cung cấp một lượng lớn thức ăn cần thiết.
Bệnh thường gặp ở cá bảy màu
Đây là vấn đề mà nhiều người chơi cá cảnh hệ thủy sinh luôn quan tâm khi nuôi giống cá này. Thông thường cá 7 màu chỉ bệnh khi nguyên nhân đến từ môi trường sống bị ô nhiễm. Bạn có thể bỏ đói chúng 5-7 ngày khi trong bể có nguồn thức ăn tự nhiên là rong rêu.
Việc phòng bệnh vẫn tốt hơn là để bệnh mới chữa, sẽ rất mất thời gian để bể hoàn toàn ổn định lại. Cần thường xuyên kiểm tra và thay nước khi bể cá 7 màu có dấu hiệu ô nhiễm. Dưới đây là một số bệnh Hello Thú Cưng liệt kê thường gặp ở cá 7 màu:
– Bị thối đuôi/cụp đuôi/túm đuôi ở cá bảy màu: nguyên nhân dẫn đến bệnh này ở cá điều do nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bạn thay nước quá nhiều lần, trường hợp khác là trong nước có quá nhiều muối hạt. Bạn có thể sử dụng Tetra Nhật (loại 5g) sử dụng cho 1/20 gói vào bể cá có dung tích 25 lít nước. Sau đó dùng máy sưởi ổn định nhiệt độ ở mức 31-32 độ C bước cuối cùng là thả cá trở lại bể sau 1 ngày bạn thay đi 50% nước cho đến ngày thứ 3 thay tiếp 50% nước sau đó sử dụng thêm 1 lít muối kết hợp.
– Cá Bảy Màu bị stress: khi quan sát thấy cá hay tụ lại ở góc bể cùng lúc này cột sống lưng của cá cũng sẽ cong đi, khi mặt nước bị rung cá sẽ nhảy vượt khỏi mặt nước và rơi xuống, bạn sử dụng thuốc Tetra Nhật cho 1gr thuốc vào khoảng 200 lít nước, hàng ngày thay bỏ đi 30 % nước và thêm nước mới vào cùng 1gr thuốc( bạn có thể tăng giảm lượng thuốc theo dung tích nước của bể cá của mình nhé).
– Cá 7 Màu bị lắc: biểu hiện rõ rệt nhất ở bệnh này là cá sẽ không linh hoạt, vảy tụm lại, cá bỏ ăn, ốm yếu và chết dần. Khi nhận thấy triệu chứng bạn sử dụng 2 năm muối hạt cho vào bể khoảng 60 lít nước, tiếp tục bật chế độ sưởi ở mức 31-32°C, tiếp tục thay nước và bổ sung muối sau đó sưởi tiếp, bạn theo dõi cá trong 3 ngày sẽ thấy bệnh dần được cải thiện.
– Cá bị đốm trắng: đây là bệnh rất dễ lây lan ở cá 7 Màu, ban đầu trên đuôi cá sẽ xuất hiện những đốm màu trắng có kích thước bằng những hạt muối to,
Cá bảy màu giá bao nhiêu?
Khi bạn đang có ý định tìm mua cá bảy màu dưới đây là thông tin giá thành giúp bạn tham khảo. Đây chỉ là mức giá các loại cá bảy màu tầm trung, chi tiết còn tùy thuộc vào nguồn gốc nơi cung cấp và thời gian nào trong năm.
Giống bảy màu Thái: 60.000 – 150.000 nghìn đồng/ cặp
Giống bảy màu Mỹ: 15.000 – 20.000 nghìn đồng/ con
Giống bảy màu Nhật: 30.000 – 50.000 nghìn đồng/ con
Cá bảy màu Rồng (Xanh, Đỏ, Tím):100.000 – 120.000 nghìn đồng/cặp
Cá bảy màu full gold: 150.000 nghìn đồng/cặp
Cá bảy màu full đơn sắc ( đen, đỏ, trắng ) : 70.000 – 100.000 nghìn đồng/cặp
Ngoài ra, còn một số cá bảy màu cỏ có mức giá 3.000 – 5.000/ con, dành cho các bạn mới tập chơi hồ cá thuỷ sinh.
Địa chỉ mua, bán cá 7 màu ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm
Đối với một giống cá cảnh phổ biến như cá guppy. Không khó để bạn có thể tìm được chỗ mua cá 7 màu. Tuy nhiên, việc tìm mua tại những địa chỉ trại cá 7 màu uy tín. Sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng.
Hà Nội
Guppy City Shop Cá Bảy Màu: Số 56 Ngõ 52 Mỹ Đình, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm.
Trại cá giống bảy màu Fish Hunter | Chi nhánh Hà Nội: số nhà 02 ngách 46 Ngõ 91, Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy.
Thủy Sinh Tím: Cuối ngõ 26 phố Nghĩa Đô (ngõ 100 Hoàng Quốc Việt cũ), Cầu Giấy.
Cá Cảnh Khả Tâm: Số 92 ngõ 192 Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân.
TP. HCM
Betta Guppy Garden Shop: 42 đường số 15, phường 4, quận 8.
Cá cảnh Trung Nguyễn: số 185 đường Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh.
Trại cá Châu Tống: 168/1, Thạnh Xuân 14, phường Thạnh Xuân, quận 12.
Lời kết
Cá bảy màu thực sự rất phong phú và đa dạng về màu sắc. Cách nuôi cá bảy màu cũng rất đơn giản vì chúng không cần nhiều oxy để phải sử dụng đến máy sục khí, gần như là tất cả các loại ở trên có cách nuôi giống nhau.
Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_b%E1%BA%A3y_m%C3%A0u