Cá bị nấm là căn bệnh dễ lây lan và thường xuyên xuất hiện ở các hồ cá của các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và ngay cả những bạn đã chơi lâu nhưng chủ quan không chăm sóc thường xuyên cũng dễ mắc phải. Cá bảy màu bị nấm sẽ khiến cá chết hàng loạt nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Ở bài viết sau đây, LucAqua sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu vì sao cá bảy màu bị nấm và 2 cách chữa hiệu quả nhất áp dụng thành công được nhiều bạn sử dụng nhé!
Nhận biết cá bảy màu bị nấm
Mỗi loại nấm bệnh đều có dấu hiệu nhận biết riêng biệt. Giúp người nuôi cá có thể sử dụng phương pháp phù hợp để điều trị hay không còn tùy thuộc vào các triệu chứng mà cá bảy màu bị nấm biểu hiện sau:
- Cá bảy màu tự làm trầy xước bản thân bằng cách cọ mình vào thành hồ và các vị trí có vật dụng hơn so với bình thường.
- Chúng cũng thường xuyên nằm ở đáy bể đặc biệt là nằm trong góc.
- Xuất hiện các đốm màu trắng trên da, vây, miệng và tay bơi. Cuống đuôi dần teo và chuyển màu đỏ.
- Cá bảy màu bị nấm sẽ không quan tâm đến thức ăn, bơi lờ đờ tách khỏi đàn, thậm chí là bỏ ăn.
- Màu sắc của cá thay đổi giảm sự sống động hoặc màu nhạt dần.
Nguyên nhân khiến cá bảy màu bị nấm.
Như đã nói ở đầu bài viết, nấm bệnh xuất hiện ở cá bảy màu đều do rất nhiều lý do phát bệnh. Nhưng chủ yếu là từ 6 nguyên nhân LucAqua nêu dưới đây:
1. Cá mới mua
Cá bảy màu bị nấm khi vừa mua từ cửa hàng đã mang sẵn mầm bệnh nên dù bể của bạn trước đó cá hoàn toàn khỏe mạnh thì cá bảy màu vẫn có khả năng cao bị nấm lan cả hồ. Điều này dẫn đến việc nấm ăn dần vây và tay bơi của cá, khiến cá dần chết hàng loạt chỉ sau 3-4 ngày.
Bạn nên bỏ hết nước từ trại, tách riêng và xử lý qua thuốc sát trùng cho những con cá bảy màu bị nấm lây nhiễm và giữ chúng ổn định từ 3 ngày trước khi thả chung với cá khỏe.
2. Nguồn thức ăn cho cá không sạch khuẩn
Các loại thức ăn tương sống như trùn chỉ, bo bo, … thường được rất nhiều người chơi cá sử dụng để kích thích cá ăn ngon và khỏe hơn. Thế nhưng lại có rất nhiều trại cá khi nuôi loại thực phẩm này không hề chú ý đến việc làm sạch khu vực nuôi cấy, dễ làm mầm nấm tích tụ lây lan rộng khi thả cho cá ăn.
3. Cho quá nhiều thức ăn vào bể
Lỗi này thường gặp ở cá bạn mới, chưa có kinh nghiệm. Việc cho cá ăn thừa các loại thức ăn đã qua chế biến sẽ hình thành dưới đáy hồ các loại bệnh tiềm ẩn, điển hình là cá bảy màu bị nấm bám vào vây cá ngay khi tiếp xúc hoặc đi qua vị trí nấm đang phát triển. Tuy vậy, thức ăn tươi sống không là vấn đề khiến nấm xuất hiện ở nguyên nhân này.
4. Đáy hồ bẩn, không thay nước định kỳ
Ngoài thức ăn thừa thì chất thải cũng là nguyên nhân hình thành ngộ độc khí amoniac và ổ bệnh nấm dưới đáy hồ. Nước cũ cũng góp phần giúp vi khuẩn có hại tăng trưởng nhanh hơn. Bạn cần thay 20-30% nước với số lần thay trung bình 3-4 lần/tháng, kèm một ít men vi sinh để giúp cá khỏe và xử lý phần nào bớt chất thải.
5. Thả quá nhiều cá trong cùng 1 bể nuôi
Có thể bạn thấy nhiều cá trong bể là đẹp, nhưng điều này khiến cá bị thiếu oxy và dễ khiến cá bảy màu bị nấm lan ra cả bầy hơn đấy. Mật độ thích hợp nhất LucAqua khuyên bạn, chỉ nên ở mức 10 chú cá cho bể từ 15-20L nước thôi nhé.
6. Nhiệt độ bể thay đổi đột ngột
Thời tiết thay đổi khó tránh khỏi nhiệt độ nóng lạnh chuyển đột ngột. Mức ổn định cho hồ cá bảy màu không bị nấm là 25-28 độ C.
Cách chữa cá bảy màu bị nấm hiệu quả nhất
Từ các nguyên nhân đã nêu trên, bạn có thể thấy việc để cá bảy màu bị nấm là không thể tránh khỏi mắc lỗi ngay cả với những bạn nuôi cá lâu năm. LucAqua hoàn toàn có thể giúp bạn chữa khỏi cá bảy màu bị nấm qua các bước sau:
– Lập tức tách cá bệnh ra khỏi bể nuôi, hạn chế lây lan đến cá khỏe nhất có thể. Giữ ấm cá bệnh bằng máy sưởi hoặc bạt nilon mỏng che kín nắp bể tách.
– Hút 30% cặn đáy bể tách hằng ngày và thay bổ sung nước ấm kèm thuốc xanh methylen để tăng kháng sinh, sát trùng vị trí bệnh nấm của cá bảy màu. Dưỡng cá bằng thuốc Tetra Nhật trong 2-3 ngày.
Cách 1: Dùng muối hột.
- Hút 70% sạch cặn đáy bể nuôi
- Bỏ vào hồ 1 muỗng cafe lớn muối hột (Lưu ý: không khuấy, để muối tự tan dần cho cá thích nghi)
- Châm nước mới sau 1h và lặp lại thêm 1 lần nữa 3 bước trên
Cách 2: Dùng dung dịch sát khuẩn
- Sát khuẩn cho cá bằng dung dịch pha theo tỉ lệ (1 ký muối hột cho 4 lít nước)
- Chuẩn bị 1 bể nước mới
- Ngâm cá trong dung dịch nước muối sát khuẩn 5 giây
- Cho cá vào bể nước vừa chuẩn bị lúc nãy.
Cách đề phòng cá bảy màu bị nấm
– Khi mới mua cá từ cửa hàng mang về, bạn cần tách riêng, sát khuẩn bằng muối hoặc dung dịch chuyên dụng, bỏ hoàn toàn nước có thể mang mầm bệnh từ trại. Sau khi nuôi ở một bể hay chậu nhỏ từ đầu khoảng một tuần để theo dõi, bạn có thể thả vào bể nuôi lớn.
– Cá bảy màu rất nhạy cảm với thời tiết. Một máy Sưởi hồ cá và đo nhiệt độ là vật dụng cần thiết mà bạn cần mua để ngăn chặn quá trình sinh sản của vi khuẩn gây bệnh.
– Vệ sinh định kỳ đáy hồ thường xuyên, trung bình 3-4 lần/tháng với 30% nước thay là lý tưởng nhất để cá bảy màu không bị nấm tấn công.
– Ngoài các loại đồ khô đã chế biến như cám thái Inve, Cám Pandora. Đồ tươi sống đã qua xử lý sạch sẽ là thức ăn lý tưởng giúp cá khỏe và háu ăn hơn.
Tham khảo nơi mua các loại cám chất lượng tại các sàn thượng mại điện tử như Shopee, Lazada
– Trong bể nuôi nên bỏ thêm rong hoặc ốc để xử lý các chất thải và thức ăn thừa trong bể.
– Thêm một ít lá bàng giúp nước sạch hơn và khử khuẩn
Lời kết
Hy vọng những thông tin Hello Thú Cưng chia sẻ sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách trị bệnh khi cá bảy màu bị nấm hiệu quả và chăm sóc cá một cách tốt nhất. Nếu có bất cứ vấn đề nào liên quan đến cá cưng của bạn hãy để lại bình luận bên dưới, LucAqua sẽ hỗ trợ giải đáp giúp bạn nhanh nhất có thể.